Sản phụ tử vong ở Mộ Đức: Lại do thuyên tắc ối?

15:47, Thứ hai 11/06/2012

( PHUNUTODAY ) - Theo nhận định ban đầu của bệnh viện huyện Mộ Đức, sản phụ tử vong nghi do thuyên tắc ối.

Liên quan đến sự cố mẹ con sản phụ Huỳnh Thị Tùng tử vong, ngày 11/6, ông Phạm Minh Đức, Giám đốc bệnh viện Đa khoa huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) cho biết Trung tâm pháp y thuộc viện Khoa học hình sự của Bộ Công an đã vào cuộc để làm rõ nguyên nhân.
[links()]

Theo nhận định ban đầu của bệnh viện, sản phụ tử vong nghi do thuyên tắc ối.

Tạm đình chỉ công tác nữ hộ sinh

Báo Quảng Ngãi cho cho hay, bệnh viện nghi sản phụ đã đột tử gặp biến cố ở giai đoạn cuối của chuyển dạ, gọi là thuyên tắc ối. Khi ối vỡ, nước ối chảy ngược vào máu gây phù phổi, tắc mạch phổi và ngừng tim. Tai biến này rất hiếm gặp nhưng tỷ lệ tử vong cao hơn 90%.

Bệnh viện đa khoa Mộ Đức nơi xảy ra cái chết tức tưởi của sản phụ Huỳnh Thị Tòng
Bệnh viện đa khoa Mộ Đức nơi xảy ra cái chết tức tưởi của sản phụ Tùng. Ảnh: Báo Quảng Ngãi


Tai biến xảy ra rất nhanh ngay trên cơ thể của sản phụ khỏe mạnh và chuyển dạ bình thường nên nhiều y, bác sĩ tuy có kinh nghiệm nhưng vẫn chưa từng biết về trường hợp sản phụ đột tử do biến cố này. Do đó nữ hộ sinh Nguyễn Thị Tuyết Nga trở tay không kịp.

Tuy vậy, ông Đức cũng cho biết: Đó là chỉ là nhận định ban đầu của bệnh viện. Chúng tôi vẫn phải chờ kết luận cuối cùng của bộ phận giám định pháp y để cấp trên xem xét và xử lý trách nhiệm kíp trực.

Đối với 2 nữ hộ sinh trực ca đêm 8/6, Bệnh viện đa khoa Mộ Đức đã đình chỉ công tác chuyên môn 1 tuần chờ điều tra làm rõ vụ việc.

Trái với những giải thích của bệnh viện, cái chết của mẹ con sản phụ Tùng làm gia đình bất bình vì cho rằng bệnh viện tắc trách. Anh Minh – chồng sản phụ Tùng cho rằng, ca trực tối ngày 8/6 của Bệnh viện đa khoa huyện Mộ Đức tại khoa sản không hề có bác sĩ.

Cụ thể là từ thời điểm sản phụ Tùng nhập viện đến khi tử vong chỉ có y tá trực (tên Nga). Sau khi xảy ra vụ việc (lúc sản phụ Tùng chết) thì mới có một bác sĩ (bác sĩ Nguyễn Trung Dũng – bác sỹ khoa ngoại sản) đến nhưng đã muộn.

Sản phụ tử vong nhiều: Do thuyên tắc ối?

Đây không phải là lần đầu sản phụ tử vong mà nguyên nhân được cho là do thuyên tắc ối.

Trước đó, tháng 3/2012, sản phụ Trần Thị Hưởng, 32 tuổi ở tỉnh Phú Yên cùng thai nhi đã tử vong sau 4 giờ nhập viện chờ sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên.

Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của mẹ con sản phụ Huỳnh Thị Tùng
Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của mẹ con sản phụ Huỳnh Thị Tùng. Ảnh: Báo Quảng Ngãi


Các bác sĩ cho rằng sản phụ tử vong do bị thuyên tắc ối, tuy nhiên, người nhà sản phụ không chấp nhận kết luận này. Gia đình chị Hưởng cho biết, trước khi chờ sinh tại đây, chị Hưởng và thai nhi được bác sĩ thăm khám sức khỏe tốt, bình thường. Nhưng khi vào phòng sinh, cả nhà bỗng dưng nhận được hung tin.

Ngày 29/4, vụ việc tương tự cũng diễn ra đối với sản phụ Ngô Thị Hồng Thu (SN 1982, ngụ tại Hóc Môn, TP.HCM) với chẩn đoán thai 38,5 tuần, ối ít.

Ngày 29/4, trong quá trình chuyển dạ sinh, sản phụ đột ngột tím tái, không đo được huyết áp... và sau đó đã tử vong. Trước đó, theo gia đình, khi thấy sức khỏe của sản phụ yếu nên đã yêu cầu BV mổ bắt con nhưng do không có chỉ định mổ và các dấu hiệu cho thấy sản phụ có thể sinh thường nên các bác sĩ đã không tiến hành mổ theo yêu cầu.

Sau khi sản phụ tử vong, cơ quan chức năng đã tiến hành giải phẫu tử thi ngay trong ngày 29/4. BS. Phạm Việt Thanh - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, nhận xét của hội đồng chuyên môn đưa ra kết luận sản phụ Ngô Thị Hồng Thu tử vong là do thuyên tắc ối trong giai đoạn chuyển dạ. Trong tai biến sản khoa, hầu hết các trường hợp bị thuyên tắc ối đều tử vong.    

BS Lê Quang Thanh, Phó giám đốc bệnh viện Từ Dũ cho biết: Bệnh lý thuyên tắc ối là do nước ối, cùng với các tế bào mảnh vụ của thai nhi lưu thông vào tuần hoàn của người mẹ dẫn đến sụp đổ hô hấp tuần hoàn. Bệnh lý này thường xuất hiện trong thời điểm chuyển dạ, mổ lấy thai, phá thai, truyền dịch vào buồng ối…

Đây là biến chứng không có khả năng dự đoán trước và không có khả năng phòng ngừa. Biến chứng này thường chiếm 5 - 10% trong các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong ở người mẹ, tỷ lệ trẻ sơ sinh sống sót chiếm khoảng 79%.

Sự thờ ơ và suy nghĩ lối mòn của bác sĩ giết chết sản phụ

Trả lời trên báo SGTT ngày 11/6, TS.BS Huỳnh Thị Thu Thuỷ, phó giám đốc bệnh viện Từ Dũ – TP.HCM, trưởng đoàn giám sát sản khoa bộ Y tế tại một số bệnh viện miền Trung cho biết, trong 5 tháng đầu năm đã có 19 trẻ tử vong do liên quan đến thai kỳ và có 2 trường hợp tử vong cả mẹ lẫn con.

Ghi nhận tại bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, bà Thủy cho hay bệnh viện còn nhiều hạn chế. Khoa sản tại tại đây có 14 bác sĩ nhưng thườngkhông bao giờ đủ vì bác sĩ đi học, nghỉ ốm và công tác.

Ngoài ra, như nhiều bệnh viện miền Trung khác, trang thiết bị chuyên môn, thuốc men của khoa cũng không đủ. Tuy nhiên, đáng lo nhất là tìnhtrạng bác sĩ thiếu cập nhật kiến thức chuyên môn.

Nói về hàng chục ca tử vong của cả thai phụ và thai nhi khi sinh nở, bà Thủy nhận định: "Điểm giống nhau của những ca này là sản phụ đau bụng dữ dội và người nhà sản phụ đề nghị bác sĩ cho mổ, nhưng bác sĩ lại thờ ơ cho rằng ca sanh nào cũng như thế.

Tuy nhiên, trong chuyển dạ, đau bụng là dấu hiệu cho thấy tử cung đang gò rất nhiều và có thể dẫn đến vỡ ối, vỡ tử cung. Khi ối vỡ, nước ối sẽbị đẩy vào hệ tuần hoàn và gây ra thuyên tắc ối.

Hiện nay, khi nghe sản phụ hoặc người nhà đau bụng đòi mổ lấy thai, nhân viên y tế thường từ chối và cho rằng mổ xẻ không tốt. Sự cứng nhắc ở đây theo tôi là chưa đúng, nhân viên y tế cần phải khám kỹ, phân tích chính xác và đưa ra quyết định kịp thời. Dĩ nhiên, cũng có không ít sảnphụ nhõng nhẽo hoặc ngưỡng chịu đau kém, đòi hỏi không hợp lý. Điều này làm cho người nhân viên y tế lầm lẫn, không phân biệt đâu là đauthật và không thật.

Ở đây chúng ta cần nhìn vấn đề từ hai phía: bác sĩ không được thờ ơ, suy nghĩ theo lối mòn vì điều này dễ dẫn đến việc bỏ sót những triệuchứng gợi ý tai biến; ngược lại, sản phụ cũng nên phản ánh trung thực tình trạng của mình".

Cũng theo bà Thủy, xảy ra hàng loạt ca tử vong thời gian qua theo tôi có ba nguyên nhân: số sanh gia tăng, người dân ngày càng hiểu biết – thông tin nhanh nhạy, và bây giờ chúng ta mới chú ý, phản ánh vấn đề này.

"Thực sự thì tử vong khi sanh nở trước đây vẫn có, không khác gì ngày nay. Bộ Y tế biết chuyện này và vẫn ráo riết tìm biện pháp để khắc phục như ban hành chỉ thị hạn chế tử vong sản khoa, lập đoàn giám sát hàng năm. Mỗi lần đi giám sát, chúng tôi đều mời sở y tế địa phương tham dự để nghe phản hồi và biết cách khắc phục, nhưng đáng tiếc là không phải địa phương nào ngành y tế cũng quan tâm.

Năm qua, đoàn chúng tôi giám sát sản khoa ở tỉnh Bình Định, không một ai của sở Y tế đến dự. Khi thấy chúng tôi làm căng quá, người ta mới cử người và đó là một nhân viên “quèn” của sở y tế đến ghi chép để về nói lại cho ban giám đốc. Tôi không biết người nhân viên này có nói lại hoặc ban giám đốc có chịu nghe hay không chứ khi quay lại thì tình hình vẫn… y như cũ!". Bà Thủy khẳng định.

  • (Tổng hợp)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc