Sắp xóa sổ các cơ sở sản xuất vàng nhỏ?

09:35, Thứ bảy 29/10/2011

( PHUNUTODAY ) - Để được NHNN xem xét cấp phép sản xuất vàng miếng, các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây: là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký hoạt động sản xuất vàng miếng trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên.

(Phunutoday) - NHNN đã công bố những nội dung chủ yếu trong dự thảo Nghị định mới về quản lý hoạt động kinh doanh vàng mà NHNN trình Chính phủ.
[links()]
Theo đó, NHNN sẽ quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất vàng miếng. Do hoạt động sản xuất vàng miếng có tác động rất lớn tới nguồn cung vàng miếng trong nước, nên để bình ổn thị trường vàng, hoạt động sản xuất vàng miếng cần được quản lý, kiểm soát chặt chẽ. Do vậy, khác so với trước đây NHNN cho phép 8 TCTD và doanh nghiệp kinh doanh vàng đã được NHNN cấp phép sản xuất vàng miếng, Dự thảo Nghị định quy định các điều kiện chặt chẽ đối với doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng.

Theo Dự thảo trình Chính phủ, để được kinh doanh mua bán vàng miếng, các doanh nghiệp phải có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
Theo Dự thảo trình Chính phủ, để được kinh doanh mua bán vàng miếng, các doanh nghiệp phải có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
Cụ thể, để được NHNN xem xét cấp phép sản xuất vàng miếng, các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký hoạt động sản xuất vàng miếng trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên; Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng miếng; chiếm từ 25% thị phần sản xuất vàng miếng trong nước trở lên trong 3 năm liên tiếp gần nhất.

Cùng với hoạt động siết chặt sản xuất,
Để được kinh doanh mua bán vàng miếng, các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện: Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên; có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 02 năm trở lên; có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế); có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Việc sản xuất, mua bán vàng trang sức cũng bị siết chặt hơn. Các doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện do NHNN cấp mới được xem xét kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ. Để hạn chế gian lận tuổi vàng, cơ quan này cũng dự kiến quy định doanh nghiệp phải đóng mã ký hiệu và hàm lượng trên sản phẩm và công bố tiêu chuẩn áp dụng. Khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, bán được niêm yết công khai tại điểm giao dịch.

Trong dự thảo trình Chính phủ, NHNN cũng đề xuất được thực hiện các biện pháp can thiệp bình ổn thị trường khi có diễn biến bất thường. Cách thức thực hiện, theo đề xuất của NHNN có thể là cấp phép sản xuất vàng miếng; tổ chức mua bán vàng miếng trên thị trường trong nước; xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu; huy động vàng. Việc làm này theo đó sẽ có thể khắc phục đầu cơ, lũng đoạn trên thị trường, tiết kiệm ngoại tệ để nhập khẩu vàng, duy trì chênh lệch giá giữa trong nước và quốc tế hợp lý nhất, hạn chế buôn lậu vàng.

Ngoài ra, Dự thảo Nghị định về kinh doanh vàng lần này còn đưa ra các biện pháp khác nhau về quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu; quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh vàng khác; tạo cơ chế cho phép NHNN thực hiện các biện pháp can thiệp bình ổn thị trường vàng khi có diễn biến bất thường; Nhà nước thực hiện điều tiết thị trường vàng thông qua chính sách thuế.

NHNN tin rằng việc thực hiện nghiêm các biện pháp nêu trên sẽ giúp thị trường vàng bình ổn, qua đó từng bước hạn chế tình trạng  "vàng hóa”, hạn chế ảnh hưởng của thị trường vàng đến việc điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của NHNN, đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.

Khải Nguyên
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc