Sau Rằm tháng Chạp có 3 ngày tốt để tỉa chân hương, bao sái bàn thờ đón Tết Ất Tỵ

21:59, Thứ ba 14/01/2025

( PHUNUTODAY ) - Gia chủ có thể lựa chọn 1 trong 3 ngày đẹp này để thực hiện công việc bao sái bàn thờ, tỉa chân hương chuẩn bị cho Tết Ất Tỵ.

Sau Rằm tháng Chạp có 3 ngày tốt để tỉa chân hương, bao sái bàn thờ đón Tết Ất Tỵ

Tỉa chân hương, bao sái bàn thờ chuẩn bị đón Tết Âm lịch là việc quan trọng mà gia đình nào cũng phải thực hiện vào dịp cuối năm. Thông thường, việc này có thể làm trước hoặc sau ngày ông Công ông Táo 23 tháng Chạp. Gia chủ cũng có thể lựa chọn ngày đẹp để làm việc này.

Trong tháng Chạp năm Giáp Thìn, gia chủ lựa chọn một trong những ngày đẹp này để bao sái bàn thờ, chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ.

- Ngày 23 tháng Chạp (ngày ông Công ông Táo, tức 22/01/2025 dương lịch)

Gia chủ có thể dọn dẹp bàn thờ vào ngày 23 tháng Chạp, ngày tiễn ông Công ông Táo về trời bẩm báo với Ngọc Hoàng về các sự kiện diễn ra ở hạ giới trong một năm vừa qua.

Gia chủ lau sạch bàn thờ cùng các vật phẩm thờ cúng, rút bớt chân hương để không gian thờ cúng sạch sẽ, thể hiện sự tôn kính với thần linh và tổ tiên.

- Ngày 25 tháng Chạp (tức 24/01/2025 dương lịch)

Nếu ngày ông Công ông Táo, gia chủ chưa bao sái bàn thờ thì có thể chọn ngày 25 tháng Chạp để thực hiện việc này.

- Ngày 27 tháng Chạp (tức ngày 26/01/2025 dương lịch)

Đây là ngày tốt để dọn dẹp bàn thờ, tẩy tuế giúp gia chủ thuận lợi, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Gia chủ có thể chọn ngày đẹp để tiến hành việc rút tỉa chân hương, bao sái bàn thờ chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ.

Gia chủ có thể chọn ngày đẹp để tiến hành việc rút tỉa chân hương, bao sái bàn thờ chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ.

Cách bao sái bàn thờ, rút tỉa chân hương

Gia chủ cần chuẩn bị khăn sạch, nước sạch, chậu sạch để việc bao sái bàn thờ diễn ra thuận lợi. Hãy đảm bảo tất cả các dụng cụ dùng để lau dọn bàn thờ là đồ sạch sẽ, chỉ dùng cho mục đích vệ sinh ở nơi thờ cúng.

Chuẩn bị thêm khay sạch để đặt các vật phẩm thờ cúng trong lúc lau dọn.

Nước để lau bàn thờ có thể là nước ấm, nước ngũ vị...

Trước khi bao sái bàn thờ, gia chủ nên thắp nén hương và khấn để xin phép thần linh, gia tiên. Khi hương tàn khoảng 2/3 thì có thể bắt đầu dọn dẹp.

Các vật phẩm thờ cúng như chén nước, lọ hoa... có thể lấy xuống và đặt vào khay để đem đi rửa sạch. Riêng bát hương phải để nguyên, không được xê dịch.

Dùng khăn thấm nước sạch để lau toàn bộ bàn thờ.

Khi rút tỉa chân hương, một tay giữ bát hương cố định, một tay rút bớt chân hương bên trong ra, chỉ để lại khoảng 3-5 chân hương. Nếu thấy phần tro trong bát hương quá đầy, hãy lấy thìa sạch xúc bớt ra. Phần tro trong bát cần vun lại cho gọn.

Lấy khăn sạch lau xung quanh bát hương để loại bỏ bụi bẩn.

Sau khi lau bàn thờ bằng nước ấm, nước ngũ vị... hãy lấy khăn khô để lau lại một lần nữa.

Các vật phẩm thờ cúng khác đem rửa sạch, dùng khăn khô để lau rồi đặt lên bàn thờ nhưu vị trí bàn đầu.

Sau khi bao sái bán thờ xong, có thể đặt thêm một phần lễ nhỏ gồm bánh kẹo, trái cây tươi và thắp hương báo cáo với thần linh, tổ tiên, để bề trên an vị. Phần chân hương, vàng mã... của năm cũ sẽ đem đi hóa.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền