Cảnh báo từ vụ: Người đàn ông suy thận vì ăn hải sản, bỏ ngay thói quen này trước khi quá muộn

( PHUNUTODAY ) - Cách đây không lâu, ông Vương, 65 tuổi (Trung Quốc) bất ngờ cảm thấy bụng và lưng rất khó chịu, sau đó triệu chứng phát triển thành nôn mửa và tiêu chảy.

Khi mới có triệu chứng này, ông Vương nghĩ rằng mình đau dạ dày nên đã tự uống một số loại thuốc chống tiêu chảy và thuốc chống viêm. Nhưng đến ngày hôm sau, ông Vương bắt đầu bị sốt cao, đau bụng, đau lưng dữ dội, thậm chí có máu trong phân.

Sau hai ngày ở nhà, sức khỏe ông Vương trở nên yếu hơn. Khi gần rơi vào tình trạng hôn mê, ông mới bấm gọi cấp cứu. Đội ngũ y tế đã đến ngay sau đó và sơ cứu kịp thời, họ phát hiện ông Vương bị suy thận cấp, kèm theo nhiều lần ngừng tim.

nguoi dan ong suy than vi an hai san-phunutoday12

Nhận thấy tình hình của bệnh nhân rất nguy hiểm, các bác sĩ đã đưa ông vào phòng cấp cứu. Sau vài giờ tích cực giải cứu, bệnh nhân tạm thời vượt qua được cơn nguy hiểm. Khi tỉnh lại được bác sĩ đã hỏi han về chế độ ăn uống và sinh hoạt, ông Vương tiết lộ rằng vào đêm đầu tiên bị đau bụng, ông đã ăn món mực xào được cất trong tủ lạnh từ ngày hôm trước. Được biết, ông Vương đã sống một mình trong nhiều năm, thường tự mình nấu nướng mỗi ngày và món yêu thích nhất của ông là hải sản.

Qua chia sẻ của ông Vương, bác sĩ kết luận lý do đẩy ông Vương đến bờ vực tử vong là nấu nướng hải sản sai cách.

Tại sao ăn một món ăn lại gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy? Sau nhiều thử nghiệm nuôi cấy vi khuẩn, vi sinh vật, bác sĩ phát hiện ra rằng thủ phạm gây ra suy thận cấp của ông Vương thực sự là vi khuẩn E. coli phổ biến trong nhiều thực phẩm, đặc biệt là hải sản.

Lưu ý khi ăn hải sản:

Nên cẩn trọng khi cho trẻ em ăn hải sản. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, vì thế nguy cơ ngộ độc cũng cao hơn bình thường. Tuyệt đối không cho bé thử những loại lạ. Ngay cả với những loại thông thường, bố mẹ cũng chỉ nên cho bé tập ăn thử một ít quen dần.

Không nên tùy tiện ăn hải sản lạ bởi một số có hàm lượng độc tố rất cao. Nếu ăn, không ăn đầu, trứng, gan cá sống ở vùng biển nước ấm vì chất độc thường tập trung ở những bộ phận này.

Không được ăn các loại có độc như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển, cua biển... Các loại độc tố này thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đun nấu hay các biện pháp chế biến thông thường. Không nên ăn các loại hải sản sống ở vùng nước bị nghi ô nhiễm.

Mỗi lần ăn hải sản, bạn chỉ nên ăn vừa đủ, không nên cố dồn trong một lần ăn để tránh tình trạng đầy bụng và ngộ độc.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn