(Phunutoday) - “Em ghi con gì ? Bao nhiêu? Đặt tiền luôn hay kí nợ?... 50 điểm thôi à, ít thế! Em có đánh con gì nữa không? Đánh nữa đi. Ở đây sinh viên đánh ít nhất cũng phải 50 điểm mỗi con, còn hàng trăm thậm chí hàng nghìn điểm cũng là bình thường…”
[links()]
Những giấc mơ mang hình con số…
Vào buổi chiều, cổng phụ ĐH Sư phạm, ĐH Nông lâm, những quán bán nước chè kiêm ghi lô đề đông nghịt. Chỉ cần nhìn qua cũng biết hầu hết trong số đó là sinh viên các trường ĐH, CĐ. Họ bàn tán, tranh luận và trao đổi chỉ toàn những câu chuyện liên quan đến số đề.
“Đêm qua có mơ con nào không ?” - Đó là những câu xã giao đầu tiên của hai sinh viên khoác trên mình đồng phục của khoa TDTT – Đại học (ĐH) Sư phạm khi gặp nhau. Và đa phần, kiểu “chào hỏi” nhau như thế này là phổ biến. Còn nói về chuyện sinh viên ở Thái Nguyên vay nặng lãi đánh lô đề thì dường như đã trở thành cơm bữa, “đánh cho tới khi chủ lô không còn ghi nữa mới thôi” - một sinh viên đã nói với tôi như vậy.
Ngồi lân la ở mấy quán bán nước chè kiêm ghi lô đề tôi mới biết, mấy ngày gần đây, giới lô đề xung quanh trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên đang kháo nhau chuyện một SV tên Long đánh lô đề trúng gần tỉ bạc. Theo một số “con nghiện lô đề” của khu vực này, do nợ nần quá nhiều nên Long quyết chơi quả cuối. Chiều hôm đó, sau khi cắm thẻ của bạn được hơn 20 triệu đồng, Long thuê một chiếc xe tay ga ở cổng sau trường ĐH Sư phạm đem sang cắm ở gần trường ĐH Nông lâm được gần 15 triệu nữa, tất cả Long đem đánh hết lô đề. Rất may là hôm đó Long trúng lớn, sau khi trả hết nợ nần vẫn còn dư ra gần 200 triệu đồng.
[links()]
Những giấc mơ mang hình con số…
Vào buổi chiều, cổng phụ ĐH Sư phạm, ĐH Nông lâm, những quán bán nước chè kiêm ghi lô đề đông nghịt. Chỉ cần nhìn qua cũng biết hầu hết trong số đó là sinh viên các trường ĐH, CĐ. Họ bàn tán, tranh luận và trao đổi chỉ toàn những câu chuyện liên quan đến số đề.
“Đêm qua có mơ con nào không ?” - Đó là những câu xã giao đầu tiên của hai sinh viên khoác trên mình đồng phục của khoa TDTT – Đại học (ĐH) Sư phạm khi gặp nhau. Và đa phần, kiểu “chào hỏi” nhau như thế này là phổ biến. Còn nói về chuyện sinh viên ở Thái Nguyên vay nặng lãi đánh lô đề thì dường như đã trở thành cơm bữa, “đánh cho tới khi chủ lô không còn ghi nữa mới thôi” - một sinh viên đã nói với tôi như vậy.
Ngồi lân la ở mấy quán bán nước chè kiêm ghi lô đề tôi mới biết, mấy ngày gần đây, giới lô đề xung quanh trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên đang kháo nhau chuyện một SV tên Long đánh lô đề trúng gần tỉ bạc. Theo một số “con nghiện lô đề” của khu vực này, do nợ nần quá nhiều nên Long quyết chơi quả cuối. Chiều hôm đó, sau khi cắm thẻ của bạn được hơn 20 triệu đồng, Long thuê một chiếc xe tay ga ở cổng sau trường ĐH Sư phạm đem sang cắm ở gần trường ĐH Nông lâm được gần 15 triệu nữa, tất cả Long đem đánh hết lô đề. Rất may là hôm đó Long trúng lớn, sau khi trả hết nợ nần vẫn còn dư ra gần 200 triệu đồng.
Theo Dũng (lớp trưởng lớp quản lý tài nguyên rừng– ĐH Nông Lâm) thì hầu hết con trai trong lớp ai cũng đã từng cắm thẻ sinh viên để vay tiền. Cá biệt có vài trường hợp hiện giờ vay lên đến vài trăm triệu đồng.
Một quán trong những quán chuyên cho vay qua thẻ sinh viên nằm trên đường Lương Thế Vinh, Tp Thái Nguyên |
Theo dấu chân của những “con nghiện lô đề" vào một quán cho vay nặng lãi mới thấy sinh viên nơi đây ghi lô đề kinh khủng và thường xuyên tới nhường nào.
Dường như đã quá quen với việc ghi lô, đề cho sinh viên, gặp tôi Chị Lan (vợ của chủ quán cho vay tiền qua thẻ trên đường Lê Quý Đôn) đon đả : “Em ghi con gì ? Bao nhiêu? Đặt tiền luôn hay kí nợ?” Một tràng câu hỏi liên tục.
“Cho em 10 điểm con 59”. Tôi nói (1 điểm lô bằng 23 nghìn)
“Ít thế thôi à? Em có đánh con gì nữa không? Đánh nữa đi. Ở đây sinh viên đánh ít nhất cũng phải 50 điểm mỗi con, còn hàng trăm thậm chí hàng nghìn điểm cũng là bình thường”. Chị Lan liên tục mời chào và gạ gẫm.
Theo tôi được biết, ở những quán ghi lô đề này, khách hàng của họ đa phần là những “con nghiện” có thâm niên trong việc chơi lô, đề. Họ là những khách hàng ruột của quán. Chính vì thế, có những sinh viên không cần đến tận quán để ghi mà chỉ cần 1 cuộc điện thoại giao dịch là… xong. Nếu trúng thì tối ra lấy tiền còn trượt thì ghi nợ hoặc sáng hôm sau ra thanh toán.
Chính từ việc cho “khách hàng quen” ghi nợ quá nhiều như thế nên chủ quán đã trở thành chủ nợ của rất nhiều sinh viên. Và đã có nhiều câu chuyện đau lòng giữa chủ nợ và con nợ tại đất này…
Bỏ mạng vì cắm cốp, lô đề
Theo tìm hiểu của PV, đến những ngày thi hoặc những ngày bảo vệ khóa luận của sinh viên sắp ra trường, tại cổng trường ĐH Nông lâm lại xuất hiện vài thanh niên tóc xanh tóc đỏ đứng từ sáng sớm đến tối mịt. Họ chính là chủ nợ cho vay lãi họăc đàn em của các ông, bà chủ đến siết nợ.
Nếu không trả hoặc hẹn trả thì “đừng hòng” vào phòng thi “yên ổn”. Thương tình lắm thì cho một trận no đòn, còn không thì họ sẽ vào tận trường, báo cáo về tình hình nợ nần của sinh viên ấy.
Một trong những trường hợp điển hình là Hà Văn Linh (Lớp Toán Tin – ĐH SP Thái Nguyên). Do ham mê cá độ bóng đá, giữa năm 2010 vừa qua, Linh đã nợ số tiền lên đến hơn 30 triệu đồng.
Vừa sợ hãi vì bị chủ nợ thường xuyên sai “đàn em dằn mặt”, vừa chạy đôn đáo khắp nơi để vay tiền trả nợ nhưng Linh đành bất lực. Không biết làm thế nào, Linh đành nhờ bạn gọi điện về báo cho gia đình.
Sau khi được người bạn cùng phòng Linh gọi điện về thông báo, bố mẹ Linh đã tức tốc bán hết gia sản và đi vay mượn để đem tiền xuống “giải cứu” cậu con trai.
Những tưởng sau lần đó là chừa thói cắm cốp, nào ngờ, chứng nào tật nấy, đến giữa năm 2011, Linh lại nợ nần chồng chất. Lần này số nợ lên đến hơn 100 triệu đồng. Không có tiền trả, nhà lại nghèo, Linh đành bỏ học trốn nợ, giờ biệt vô âm tín. Theo một người học cùng Linh, hiện tại Linh đi lang bạt khắp nơi để trốn chủ nợ.
Những quán cho thuê xe kiêm cầm đồ kiểu này không phải là ít ở khu vực trường ĐH SP và ĐH Nông Lâm Thái Nguyên |
Thêm một ví dụ điển hình khác mà hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đã có sinh viên do nợ nần quá nhiều, không có khả năng trả đã phải bỏ cả tính mạng của mình.
Dù đã hơn một năm trôi qua, nhưng mỗi khi ngồi uống nước tại cổng trường ĐH Nông lâm, người ta vẫn nhắc tới câu chuyện về sinh viên Lê Khánh Thi (quê Hà Tĩnh), treo cổ tự tử tại phòng trọ của người yêu. Theo lớp trưởng của Thi cho biết: “Năm học đầu tiên, Thi học bình thường , tích cực tham gia các hoạt động thể thao của khoa và của trường. Nhưng từ đầu năm thứ 2, Thi bắt đầu tham gia chơi lô đề và đã nhiều lần vay lãi thông qua thẻ sinh viên…”
Trước Tết Nguyên Đán năm 2010, sau nhiều lần vay nợ, gia đình Thi đã xuống trả hơn 50 triệu cả gốc lẫn lãi. Nhưng do máu mê cờ bạc, sau khi gia đình trả nợ xong, Thi lại “ngựa quen đường cũ”. Đến đầu tháng 3/2010, do nợ nần quá nhiều (lên đến gần trăm triệu đồng), Thi liên tục bị chủ nợ “hỏi thăm”.
Giữa tháng 3/2010, do quá bức bí vì khoản nợ và nhiều chuyện khác trong cuộc sống, Thi tự giải thoát cho mình bằng cách treo cổ tự tử trong phòng trọ của bạn gái…
- Thạch Sơn