Sự thật về cái chết của Khanh Hữu Vi

( PHUNUTODAY ) - Khang Hữu Vi cảm thấy bụng đau quặn không ngớt. Đêm hôm đó, Khang Hữu Vi nôn thốc nôn tháo không dừng. Tới sáng sớm hôm sau, người ta thấy Khang Hữu Vi đã chết trên giường, thất khiếu đều chảy máu.

Liên quan tới cái chết của nhà cải cách họ Khang, cho tới nay vẫn còn không ít tranh cãi. Nhiều người nói rằng, Khang Hữu Vi chết vị bệnh tật tại nhà riêng do ông sống cô đơn một mình, không ai coi sóc. Tuy nhiên, gần đây, nhiều tư liệu của các nhà sử gia khẳng định rằng, Khang Hữu Vi chết vì ngộ độc thức ăn...
[links()]
Khang Hữu Vi sinh 1858, là người ở huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Đông. Cũng vì vậy, sau này người đời còn gọi ông là Khang Nam Hải. Ông là con trưởng trong một gia đình quan lại mấy đời nổi tiếng về cựu học. Cha ông là Khang Đạt Sơ, làm quan tri huyện trong tỉnh Giang Tây. Năm Khang Hữu Vi lên 11 tuổi thì cha mất, ông phải theo sống và học với ông nội đang làm chức giáo học ở châu Liên.

Năm 19 tuổi, ông kết hôn với nữ sĩ họ Trương. Cũng năm này, nội ông qua đời. Sau đó, ông tới Lễ Sơn thảo đường của học giả Chu Thế Kỳ xin học. Năm 1789, Khang Hữu Vi về quê nghiên cứu Phật học, gặp gỡ với những người trí thức mới biết ở Bắc Kinh đã xuất hiện mầm mống tư tưởng cải lương tư sản.

Cuối năm này, Khang Hữu Vi có dịp đi Hồng Kông, tận mắt nhìn thấy tình hình phát triển ở đây. Từ đó, Khang bắt đầu thay đổi cách nhìn đối với chủ nghĩa tư bản và bắt đầu nảy sinh ý định muốn cải cách chế độ phong kiến chuyên chế Trung Quốc.

Tháng 6 năm 1882, ông đến Bắc Kinh dự kỳ thi Hương. Thi hỏng, ông về Quảng Đông rồi qua Thượng Hải tham quan các tô giới nước ngoài. Sau đó, ông về quê mở trường dạy học.

Trong thời gian này, ông tìm và đọc thêm một số sách dịch viết về nền chính trị phương Tây. Đây cũng là thời gian này ông biên soạn cuốn Khang Tử thiên (Thiên sách của Khang Tử).

Khang Hữu Vi sinh 1858, là người ở huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Đông.
Khang Hữu Vi sinh 1858, là người ở huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Đông.

Năm 1888, vừa tròn 30 tuổi, Khang Hữu Vi lên Bắc Kinh dự thi Hương lần nữa, nhưng vẫn không đỗ. Trong lần thi Hương đó, ông dân thư lên Hoàng đế Quang Tự xin phát triển chủ nghĩa tư bản trên cơ sở bảo tồn chế độ quân chủ.

Bức thư dài 5.000 chữ tuy không đến được tay hoàng đế, nhưng cũng đã gây được tiếng vang khiến tên tuổi Khang Hữu Vi nổi như cồn trong giới trí thức cựu học ở Bắc Kinh. Tháng 3/1895, sau khi đỗ thi Hương, ông lên Bắc Kinh dự thi Hội. Bấy giờ dân tình đang xôn xao trước sự thất bại của Trung Quốc trong cuộc Chiến tranh Thanh - Nhật.

Bị một nước nhỏ là Nhật Bản đánh thua, nhiều kẻ sĩ Trung Quốc bỗng thức tỉnh. Họ nhận ra rằng cần mà phải thay đổi chế độ và duy tân mọi mặt mới chấn hưng được nước nhà.

Bởi vậy khi Khang Hữu Vi đứng lên vận động liền được 1.300 sĩ tử của 18 tỉnh cùng ký tên vào bức thư đề nghị hoàng đế không phê chuẩn điều ước Mã Quan với Nhật Bản và cần làm gấp cuộc biến pháp duy tân.

Cùng lúc đó, Lương Khải Siêu, một học trò Khang Hữu Vi cũng đã thảo thư với nội dung tương tự, có chữ ký của 190 cử nhân tỉnh Quảng Đông. Mặc dù cả hai thư không đến được tay hoàng đế, vì bị Viện đô sát ở Thanh đình từ chối.

Tuy nhiên, việc làm này của hai ông đã gây chấn động lớn ở kinh thành. Bởi từ thế kỷ 7, đời Nam Tống đến bấy giờ (cuối thế kỷ 19), mới lại thấy một phong trào học sinh dâng thư thỉnh nguyện lên hoàng đế.

Ngày 29/5/1895, sau khi thi đỗ tiến sĩ nhưng chưa được phong chức, Khang Hữu Vi lại dâng thêm một bức thư dài lên Hoàng đế Quang Tự, trình bày thêm sự bức thiết phải thực hành biến pháp. Tiếp đó, ông lại đệ trình một bức thư nữa trình bày về việc thiết lập nghị viện.

Tháng 6/1896, Khang Hữu Vi (lúc này đã được phân công về làm ở bộ Công) và Lương Khải Siêu lại dâng thư đề nghị biến pháp. Lần này nhờ có thầy dạy Hoàng đế là Trạng nguyên Ông Đồng Hòa giúp đỡ nên thư mới đến tay hoàng đế.

Ngay sau đó, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu được Hoàng đế Quang Tự cho mời vào cung. Khi nghe hai ông trình bày chủ trương biến pháp xong, hoàng đế tỏ ý rất đồng tình.

Ngày 11 tháng 6 năm năm Mậu Tuất (1898), công cuộc biến pháp bắt đầu bằng hàng loạt các sắc lệnh của hoàng đế, như mở trường học, làm đường sắt, cải cách chế độ thi cử, giảm biên chế các tổ chức hành chính, luyện tập quân đội theo lối mới...

Trong khoảng chưa đầy ba tháng, hơn một trăm đạo chiếu được ban ra, làm cho cả trong triều lẫn ngoài tỉnh xôn xao. Đúng là "toàn biến" và "tốc biến” như khẩu hiệu đã đề ra. Lúc này Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu đều được Hoàng đế phong chức để có điều kiện lo cho công việc.

Cuộc biến pháp đang tiến hành, thì vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu (sử Trung Quốc gọi là Hậu đảng), mà người đứng đầu là Thái hậu Từ Hi. Đàm Tự Đồng, một thành viên của phái duy tân, thấy Thái hậu Từ Hi cản trở công cuộc đổi mới, bèn khuyên Hoàng đế Quang Tự đoạt lấy chính quyền.

Hoàng đế nghe lời bèn triệu Viên Thế Khải lúc đó đang thống lĩnh 7.000 quân về Bắc Kinh bàn việc, có ý dùng quân của Viên để bao vây Di Hòa Viên, nơi ở của thái hậu.

Không may, việc đó bị tiết lộ, Thái hậu Từ Hi vội vàng trở về Bắc Kinh, họp Hoàng đế Quang Tự và các đại thần lại. Quát mắng tất cả một hồi, Từ Hi tuyên bố rằng Hoàng đế đau nặng, bà phải nhiếp chính trở lại, và sai quân đem giam Hoàng đế Quang Tự ở Doanh Đài, trong hồ Tây Uyển.

Sau đó, Từu Hi ban lệnh cấm sĩ dân dâng thư, đình chỉ việc lập trường học, sử dụng lại chế độ khoa cử cũ, dùng lại lối văn tám vế để chọn kẻ sĩ, bỏ khoa thi đặc biệt về kinh tế, bỏ các tổng cục nông công thương, cấm hội họp, cấm báo quán và cho truy nã các chủ bút...

Tóm lại là chỉ trong một hai tuần, bà đã làm cuộc “toàn hủy” và “tốc hủy” các cải cách của Hoàng đế Quang Tự. Sử Trung Quốc gọi đây là Chính biến Mậu Tuất hay là Bách nhật Duy tân (Duy tân trăm ngày).

Cuộc biến pháp bị hủy bỏ, những người đề xướng đều bị quan quân đi lùng bắt. Nhờ được báo tin trước, Khang Hữu Vi trốn vào sứ quán Anh Quốc ở Thượng Hải, rồi chạy sang Nhật Bản. Ở Nhật Bản, ngày 20/7/1899, Khang Hữu Vi lập Hội Bảo hoàng, chủ trương lật đổ Thái hậu Từ Hi, phò trợ Hoàng đế Quang Tự lên nắm lại quyền cai trị.

Ông còn cùng với Lương Khai Siêu xuất bản báo “Thanh Nghị” để ủng hộ Hoàng đế Quang Tự và công kích Từ Hi. Tức giận, Từ Hi yêu cầu Đế quốc Anh, Nhật Bản giao cả hai người cho mình nhưng không thành công.

Không lâu sau vì thấy cuộc cách mạng Pháp (1789 - 1799) và sự tranh giành chính quyền ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Mỹ gây nhiều chết chóc và hỗn loạn Khang Hữu Vi bèn đòi Thanh đình phải cải cách quốc gia theo quân chủ lập hiến.

Lương Khải Siêu theo thầy, cho ra tờ “Tân Dân tùng báo” để cổ súy cho chính thể này. Việc làm này của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu có ít nhiều tác dụng, bởi sau liên quân tám nước kéo vào Bắc Kinh, dẫn đến hòa ước Tân Sửu (năm 1901), Thái hậu Từ Hi buộc phải cho khôi phục lại những sắc lệnh mà cuộc biến pháp đã đề ra để mua chuộc lại lòng dân lúc bấy giờ đang oán hận.

Năm 1911, cách mạng Tân Hợi thành công tại Trung Quốc. Khang Hữu Vi trở về nước, lại đề xướng chủ trương bảo hoàng, tức định khôi phục ngôi vua cho phế đế Phổ Nghi. Sử gọi đây là cuộc vận động "Phục tịch". Năm 1913, Khang cho ra tạp chí Bất Nhẫn ở Thượng Hải, và làm Hội trưởng hội Khổng giáo.

Năm 1917, Khang Hữu Vi làm quân sư cho Trương Huân. Khi Lê Nguyên Hồng thoái vị, Trương Huân bèn đưa Phổ Nghi trở lại ngôi. Bị Đoàn Kỳ Thụy mang quân về đánh, Trương Huân thua phải trốn vào sứ quán Hà Lan.

Cuộc “Phục tịch” của Khang Hữu Vi chưa được mười ngày đã chấm dứt. Kể từ sau thất bại lần đó, Khang Hữu Vi đi chu du khắp nước truyền bá Khổng giáo, ngồi viết thơ văn và đóng vai trò "di lão triều Thanh", được lĩnh một số trợ cấp nhỏ của chính phủ. Ông mất năm 1927 tại Thanh Đảo, Sơn Đông.

Liên quan tới cái chết của nhà cải cách họ Khang, cho tới nay vẫn còn không ít tranh cãi. Nhiều người nói rằng, Khang Hữu Vi chết vị bệnh tật tại nhà riêng do ông sống cô đơn một mình, không ai coi sóc. Tuy nhiên, gần đây, nhiều tư liệu của các nhà sử gia khẳng định rằng, Khang Hữu Vi chết vì ngộ độc thức ăn.

Năm 1923, sau nhiều năm phiêu bạt nước ngoài, Khang Hữu Vi về sống tại Thanh Đảo, Sơn Đông với một cuộc sống thanh đạm, nhàn tản. Trong hơn 20 năm đi khắp đây khắp đó, Khang Hữu Vi đã từng nếm qua không ít những món ngon, vì vậy, trong giai đoạn này, với chuyện ăn uống, Khang cũng rất cầu kỳ.

Lúc bấy giờ, Thanh Đảo được coi là một vùng có những món ngon nổi tiếng ở Trung Quốc. Có lẽ đây là một lý do khiến Khang Hữu Vi quyết định ẩn cư tại đây. Có điều, chính niềm yêu thích đó đã giết chết Khang Hữu Vi.

Người ta kể rằng, vào tối ngày 18 tháng 3 năm 1927, Khang Hữu Vi tới một nhà hàng có các món ăn Quảng Đông ở gần đường Trung Sơn để ăn tối. Có thể được thưởng thức món ăn quê nhà ngay tại Thanh Đảo, Khang Hữu Vi ăn rất ngon miệng. Sau khi ăn cơm, Khang Hữu Vi còn vui vẻ uống thêm một cốc nước cam.

Tuy nhiên, một lúc sau, Khang Hữu Vi cảm thấy bụng đau quặn không ngớt. Đêm hôm đó, Khang Hữu Vi nôn thốc nôn tháo không dừng. Tới sáng sớm ngày hôm sau, người ta thấy Khang Hữu Vi đã chết trên giường, thất khiếu đều chảy máu. Năm đó, Khang Hữu Vi 70 tuổi.

Cái chết kỳ lạ của Khang Hữu Vi khiến người dân Thanh Đảo bàn tán xôn xao. Nhiều người cho rằng, Khang Hữu Vi đã bị đầu độc. Nhưng quan trọng là ai đầu độc? Người thì cho rằng, Khang Hữu Vi bị các đặc vụ của Quốc dân đảng đầu độc.

Có người lại nói rằng, đó chính là sát thủ của Từ Hy Thái hậu. Cũng có người nói chính người Nhật đã hạ thủ. Tuy nhiên, cả ba giả thuyết nói trên tới nay đều không thể kiểm chứng được.

Thực tế, nếu căn cứ vào những phát hiện y học mới nhất thì đồ hải sản có hàm lượng lớn protit và canxi, trong khi đó nước cam lại có nhiều vitamin C. Nếu như ăn hai thứ cùng lúc, bên trong cơ thể sẽ tạo thành chất thạch tín rất độc, khiến người ăn bị trúng độc.

Hiện tại, dù không thể biết được Khang Hữu Vi ăn những gì trong bữa tối hôm đó, song có thể khẳng định rằng, đồ ăn Quảng Đông nổi tiếng nhất là các món hải sản, do vậy, bữa ăn hôm đó của Khang Hữu Vi chắc chắn phải có hải sản.

Do vậy, rất có thể, do Khang Hữu Vi đã kết hợp đồ ăn không đúng, cộng thêm cơ thể ông đã 70 tuổi, không chịu được sự công phá của chất độc tạo ra trong cơ thể nên mới dẫn tới cái chết chứ không có ai hạ độc ông cả.

  • Đại Nam
     
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn