Sức mạnh 4 chiến hạm Ấn Độ sang Việt Nam

16:55, Thứ hai 27/05/2013

( PHUNUTODAY ) - Bốn chiếc tàu chiến thuộc Hạm đội Viễn Đông của Hải quân Ấn Độ sẽ có chuyến thăm Việt Nam vào ngày 29/5 tới đây.

Bốn chiếc tàu chiến thuộc Hạm đội Viễn Đông của Hải quân Ấn Độ sẽ có chuyến thăm Việt Nam vào ngày 29/5 tới đây.

Trước khi thăm Việt Nam, 4 chiến hạm này đã ghé thăm Malaysia vào ngày 25/5 và sau khi thăm Việt Nam những chiến hạm này sẽ tiếp tục ghé thăm Philippines. (Trong ảnh: Tàu INS Satpura)
Trước khi thăm Việt Nam, 4 chiến hạm này đã ghé thăm Malaysia vào ngày 25/5 và sau khi thăm Việt Nam những chiến hạm này sẽ tiếp tục ghé thăm Philippines. (Trong ảnh: Tàu INS Satpura)

 

Bốn chiến hạm gồm tàu chiến tàng hình trang bị tên lửa định hướng INS Satpura, tàu khu trục Ranvijay, tàu hộ tống tên lửa INS Kirch và tàu chở dầu INS Shankti. Toàn bộ thủy thủ đoàn trên 4 chiếc tàu lên đến hơn 800 người, nằm dưới sự chỉ huy của Chuẩn đô đốc Ajit Kumar, chỉ huy Hạm đội Viễn Đông. (Trong ảnh: Tàu INS Satpura)
Bốn chiến hạm gồm tàu chiến tàng hình trang bị tên lửa định hướng INS Satpura, tàu khu trục Ranvijay, tàu hộ tống tên lửa INS Kirch và tàu chở dầu INS Shankti. Toàn bộ thủy thủ đoàn trên 4 chiếc tàu lên đến hơn 800 người, nằm dưới sự chỉ huy của Chuẩn đô đốc Ajit Kumar, chỉ huy Hạm đội Viễn Đông. (Trong ảnh: Tàu INS Satpura)

 

Theo Chuẩn đô đốc Ajit Kumar, việc Ấn Độ cho triển khai các chiến hạm này đến vùng Biển Đông và vùng biển Tây Thái Bình Dương từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6 tới đây, sẽ góp phần tăng cường quan hệ quân sự giữa New Delhi với các nước trong khu vực. Ngoài ra chiến dịch này cũng nhằm giới thiệu sức mạnh hải quân của Ấn Độ. (Trong ảnh: Tàu INS Satpura)
Theo Chuẩn đô đốc Ajit Kumar, việc Ấn Độ cho triển khai các chiến hạm này đến vùng Biển Đông và vùng biển Tây Thái Bình Dương từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6 tới đây, sẽ góp phần tăng cường quan hệ quân sự giữa New Delhi với các nước trong khu vực. Ngoài ra chiến dịch này cũng nhằm giới thiệu sức mạnh hải quân của Ấn Độ. (Trong ảnh: Tàu INS Satpura)

 

Khu trục tàng hình INS Satpura là chiếc lớn thứ 2 trong đội tàu 4 chiếc tới Việt Nam. Theo đó, INS Satpura có lượng giãn nước toàn tải 6.800 tấn, dài 142,5m, rộng 16,9m. Tàu được vận hành bởi đội ngũ thủy thủ đoàn lên tới 257 người (35 sĩ quan). (Trong ảnh: Tàu INS Satpura)
Khu trục tàng hình INS Satpura là chiếc lớn thứ 2 trong đội tàu 4 chiếc tới Việt Nam. Theo đó, INS Satpura có lượng giãn nước toàn tải 6.800 tấn, dài 142,5m, rộng 16,9m. Tàu được vận hành bởi đội ngũ thủy thủ đoàn lên tới 257 người (35 sĩ quan). (Trong ảnh: Tàu INS Satpura)

 

Chiến hạm Satpura có cấu trúc kết hợp đặc điểm tàng hình và khung thân giữ nhiệt. Chúng được trang bị các tên lửa hành trình với tốc độ siêu âm BrahMos và tên lửa hành trình đối hạm Klub, hệ thống phòng thủ tên lửa Shtil của Nga, hệ thống phòng thủ tên lửa Barak-I của Israel. (Trong ảnh: Tàu INS Satpura)
Chiến hạm Satpura có cấu trúc kết hợp đặc điểm tàng hình và khung thân giữ nhiệt. Chúng được trang bị các tên lửa hành trình với tốc độ siêu âm BrahMos và tên lửa hành trình đối hạm Klub, hệ thống phòng thủ tên lửa Shtil của Nga, hệ thống phòng thủ tên lửa Barak-I của Israel. (Trong ảnh: Tàu INS Satpura)

 

Tàu còn được trang bị radar MR-760 Fregat M2EM 3-D, 01 radar theo dõi trên không, các hệ thống giám sát ngầm quét mạng sóng âm HUMSA. Chiến hạm Satpura được trang bị 2 máy bay trực thăng HAL Dhruv hoặc Sea King Mk 42B. (Trong ảnh: Tàu INS Satpura)
Tàu còn được trang bị radar MR-760 Fregat M2EM 3-D, 01 radar theo dõi trên không, các hệ thống giám sát ngầm quét mạng sóng âm HUMSA. Chiến hạm Satpura được trang bị 2 máy bay trực thăng HAL Dhruv hoặc Sea King Mk 42B. (Trong ảnh: Tàu INS Satpura)

 

Tàu hộ tống tên lửa INS Kirch được trang bị hệ thống radar cảnh báo sớm và hệ thống tác chiến điện tử hiện đại. Được thiết kế với mặt cắt radar thấp cho phép các tàu xâm nhập sâu trong vùng địch. Tàu được trang bị hai động cơ diesel cung cấp tổng công suất 14.200 mã lực. (Trong ảnh: Tàu hộ tống tên lửa INS Kirch)
Tàu hộ tống tên lửa INS Kirch được trang bị hệ thống radar cảnh báo sớm và hệ thống tác chiến điện tử hiện đại. Được thiết kế với mặt cắt radar thấp cho phép các tàu xâm nhập sâu trong vùng địch. Tàu được trang bị hai động cơ diesel cung cấp tổng công suất 14.200 mã lực. (Trong ảnh: Tàu hộ tống tên lửa INS Kirch)

 

INS Kirch dài 91.1m, rộng 10.45m và độ mớm nước 3.07m, tải trọng 1.350 tấn. Thủy thủ đoàn 79 người. Tàu được trang bị bốn bệ phóng KT-184 chống hạm. Mỗi bệ phóng có thể bắn bốn tên lửa Ural-E 3M-24E (SS-N-25 Switchblade). Tên lửa 3M-24E mang đầu đạn 145 kg, tầm bắn 130 km, tốc độ cận âm Mach 0.9. (Trong ảnh: Tàu hộ tống tên lửa INS Kirch)
INS Kirch dài 91.1m, rộng 10.45m và độ mớm nước 3.07m, tải trọng 1.350 tấn. Thủy thủ đoàn 79 người. Tàu được trang bị bốn bệ phóng KT-184 chống hạm. Mỗi bệ phóng có thể bắn bốn tên lửa Ural-E 3M-24E (SS-N-25 Switchblade). Tên lửa 3M-24E mang đầu đạn 145 kg, tầm bắn 130 km, tốc độ cận âm Mach 0.9. (Trong ảnh: Tàu hộ tống tên lửa INS Kirch)

 

INS Kirch cũng được trang bị các tên lửa phòng không tầm ngắn Igla. Để tăng khả năng chống ngầm, trên tàu còn một trực thăng Dhruv HAL; Một pháo bắn nhanh AK-176 76mm tốc độ tới 120 viên/phút, tầm bắn 15,5 km; hai pháo 30mm AK-630 CIWS. bắn 3.000 viên/phút, tầm bắn 2 km. (Trong ảnh: Tàu hộ tống tên lửa INS Kirch)
INS Kirch cũng được trang bị các tên lửa phòng không tầm ngắn Igla. Để tăng khả năng chống ngầm, trên tàu còn một trực thăng Dhruv HAL; Một pháo bắn nhanh AK-176 76mm tốc độ tới 120 viên/phút, tầm bắn 15,5 km; hai pháo 30mm AK-630 CIWS. bắn 3.000 viên/phút, tầm bắn 2 km. (Trong ảnh: Tàu hộ tống tên lửa INS Kirch)

 

Trong chuyến thăm Việt Nam lần này còn có tàu khu trục tên lửa lớp Rajput với lượng giãn nước 5.000 tấn, được trang bị 8 tên lửa hành trình đối hạm siêu thanh BrahMos - một trong những vũ khí diệt hạm nguy hiểm nhất thế giới.
Trong chuyến thăm Việt Nam lần này còn có tàu khu trục tên lửa lớp Rajput với lượng giãn nước 5.000 tấn, được trang bị 8 tên lửa hành trình đối hạm siêu thanh BrahMos - một trong những vũ khí diệt hạm nguy hiểm nhất thế giới.

 

Ba tàu chiến này được hỗ trợ từ tàu hậu cần cỡ lớn INS Shakti (A57) có lượng giãn nước lên tới 27.550 tấn, dài 175m. Tàu có khả năng chở được 15.500 tấn hàng lỏng (nước, nhiên liệu tàu biển và máy bay) và 500 tấn hàng khô (thực phẩm, đạn dược). (Tổng hợp Dân trí/ GDVN). Nguồn ĐVO
Ba tàu chiến này được hỗ trợ từ tàu hậu cần cỡ lớn INS Shakti (A57) có lượng giãn nước lên tới 27.550 tấn, dài 175m. Tàu có khả năng chở được 15.500 tấn hàng lỏng (nước, nhiên liệu tàu biển và máy bay) và 500 tấn hàng khô (thực phẩm, đạn dược). (Tổng hợp Dân trí/ GDVN). Nguồn ĐVO

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc