Sức mạnh của Đài Loan và cơn phẫn nộ đường lưỡi bò

13:46, Chủ nhật 25/11/2012

( PHUNUTODAY ) - Phản ứng gay gắt hộ chiếu đường lưỡi bò mới của Trung Quốc; tăng cường mua sắm vũ khí nâng cao sức mạnh quân đội... là những động thái mới nhất của Đài Loan trong thời gian qua.

Phản ứng gay gắt hộ chiếu đường lưỡi bò mới của Trung Quốc; tăng cường mua sắm vũ khí nâng cao sức mạnh quân đội... là những động thái mới nhất của Đài Loan trong thời gian qua.

Trước việc Trung Quốc cho lưu hành hộ chiếu mới có in bản đồ đường lưỡi bò ôm trọn biển Đông đến đảo Đài Loan và các tỉnh của Ấn Độ, ngoài các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, Đài Loan cũng lên tiếng phản đối bản đồ phi pháp mà Trung Quốc in lên hộ chiếu.
Trước việc Trung Quốc cho lưu hành hộ chiếu mới có in bản đồ đường lưỡi bò ôm trọn biển Đông đến đảo Đài Loan và các tỉnh của Ấn Độ, ngoài các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, Đài Loan cũng lên tiếng phản đối bản đồ phi pháp mà Trung Quốc in lên hộ chiếu.

 

Trên hộ chiếu điện tử Trung Quốc có in hình hai địa danh nổi tiếng của Đài Loan là đầm Nhật Nguyệt ở huyện Nam Đầu và vách đá Thanh Thủy ở thành phố Hoa Liên. “Hai địa danh du lịch nổi tiếng này thuộc về quyền tài phán của Đài Loan chứ không thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc” - chính quyền Đài Loan nhấn mạnh.
Trên hộ chiếu điện tử Trung Quốc có in hình hai địa danh nổi tiếng của Đài Loan là đầm Nhật Nguyệt ở huyện Nam Đầu và vách đá Thanh Thủy ở thành phố Hoa Liên. “Hai địa danh du lịch nổi tiếng này thuộc về quyền tài phán của Đài Loan chứ không thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc” - chính quyền Đài Loan nhấn mạnh.

 

Đài Loan luôn tìm cách hiện đại hóa quân sự trong hơn 60 năm qua. Tuy nhiên chính phủ Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ cần được thống nhất, kể cả bằng biện pháp vũ lực nếu cần thiết.
Đài Loan luôn tìm cách hiện đại hóa quân sự trong hơn 60 năm qua. Tuy nhiên chính phủ Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ cần được thống nhất, kể cả bằng biện pháp vũ lực nếu cần thiết.

 

Nhằm đối phó với những mối đe dọa quân sự đến từ Trung Quốc, từ đầu năm đến nay, Đài Loan liên tục mua sắm, nâng cấp kho vũ khí của hòn đảo này. Gần đây nhất, đầu tháng 11/2012, đại diện Quân đội Đài Loan cho biết, lực lượng này có ý định mua 2 tàu chiến từ Mỹ như 1 phần trong nỗ lực hiện đại hóa hải quân. Theo đó, hai tàu khu trục lớp Oliver Hazard Perry, đang phục vụ trong lực lượng Hải quân Mỹ sẽ được chuyển giao cho phía Đài Loan vào năm 2015. Hai tàu khu trục lớp Perry, có giá trị dự tính là khoảng 240 triệu USD, sẽ thay thế cho 2 trong số 8 tàu khu trục lớp Knox cũ kỹ mà Đài Loan trang bị từ đầu những năm 1990.
Nhằm đối phó với những mối đe dọa quân sự đến từ Trung Quốc, từ đầu năm đến nay, Đài Loan liên tục mua sắm, nâng cấp kho vũ khí của hòn đảo này. Gần đây nhất, đầu tháng 11/2012, đại diện Quân đội Đài Loan cho biết, lực lượng này có ý định mua 2 tàu chiến từ Mỹ như 1 phần trong nỗ lực hiện đại hóa hải quân. Theo đó, hai tàu khu trục lớp Oliver Hazard Perry, đang phục vụ trong lực lượng Hải quân Mỹ sẽ được chuyển giao cho phía Đài Loan vào năm 2015. Hai tàu khu trục lớp Perry, có giá trị dự tính là khoảng 240 triệu USD, sẽ thay thế cho 2 trong số 8 tàu khu trục lớp Knox cũ kỹ mà Đài Loan trang bị từ đầu những năm 1990.

 

Ngày 2/11, Đài Loan đã chính thức khởi động chương trình đóng tàu cao tốc tên lửa lớp Tấn Hải tại nhà máy đóng tàu Long Đức – Nghi Lan, dự kiến tháng 11/2014 sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng, tiếp theo họ sẽ đóng thêm 11 chiếc nữa. Đây là loại tàu được đánh giá có tính năng vượt trội loại tàu tên lửa cao tốc hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay là lớp 022. Trong ảnh là tàu tên lửa Type 022 của Trung Quốc
Ngày 2/11, Đài Loan đã chính thức khởi động chương trình đóng tàu cao tốc tên lửa lớp Tấn Hải tại nhà máy đóng tàu Long Đức – Nghi Lan, dự kiến tháng 11/2014 sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng, tiếp theo họ sẽ đóng thêm 11 chiếc nữa. Đây là loại tàu được đánh giá có tính năng vượt trội loại tàu tên lửa cao tốc hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay là lớp 022. Trong ảnh là tàu tên lửa Type 022 của Trung Quốc

 

Tấn Hải được thiết kế theo công nghệ tàu tàng hình xuyên sóng 2 thân WPC (Wave – Piercing Catamaran), 2 thân của nó được mô phỏng theo công nghệ tiết diện tiếp nước nhỏ SWATH (Small Water Plane Area Twin Hull) được Mỹ sử dụng trong thiết kế các tàu tuần tiễu ven bờ (LCS). Tấn Hải có lượng giãn nước 500 tấn, dài 40m, hành trình liên tục 2000 hải lý (tương đương 3704km).  Về vũ khí, tàu được trang bị hệ thống pháo phòng không tầm gần Phalanx MK-15 và hệ thống pháo bắn nhanh BJ-62 cỡ nòng 76mm, 2 bên mạn ở phía đuôi tàu, mỗi bên lắp đặt 3 ống phóng tên lửa gây nhiễu SRBOC.
Tấn Hải được thiết kế theo công nghệ tàu tàng hình xuyên sóng 2 thân WPC (Wave – Piercing Catamaran), 2 thân của nó được mô phỏng theo công nghệ tiết diện tiếp nước nhỏ SWATH (Small Water Plane Area Twin Hull) được Mỹ sử dụng trong thiết kế các tàu tuần tiễu ven bờ (LCS). Tấn Hải có lượng giãn nước 500 tấn, dài 40m, hành trình liên tục 2000 hải lý (tương đương 3704km). Về vũ khí, tàu được trang bị hệ thống pháo phòng không tầm gần Phalanx MK-15 và hệ thống pháo bắn nhanh BJ-62 cỡ nòng 76mm, 2 bên mạn ở phía đuôi tàu, mỗi bên lắp đặt 3 ống phóng tên lửa gây nhiễu SRBOC.

 

Tấn Hải được trang bị 8 quả tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Hùng Phong - 3 và 8 quả tên lửa hành trình chống hạm cận âm Hùng Phong - 2. Đây là loại tên lửa có tầm bắn xa, uy lực lớn, độ sát thương cao, là nguyên nhân chủ yếu khiến Tấn Hải được đánh giá cao hơn so với tàu tên lửa cao tốc hiện đại nhất lớp 022 của Đại lục. Trong ảnh là giàn phóng tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong - 2.
Tấn Hải được trang bị 8 quả tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Hùng Phong - 3 và 8 quả tên lửa hành trình chống hạm cận âm Hùng Phong - 2. Đây là loại tên lửa có tầm bắn xa, uy lực lớn, độ sát thương cao, là nguyên nhân chủ yếu khiến Tấn Hải được đánh giá cao hơn so với tàu tên lửa cao tốc hiện đại nhất lớp 022 của Đại lục. Trong ảnh là giàn phóng tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong - 2.

 

Khi hàng không mẫu hạm số hiệu 16 Liêu Ninh”của Trung Quốc được chính thức bàn giao cho lực lượng hải quân thì ngay lập tức Đài Loan đã nghiên cứu sản xuất tên lửa hành trình Hùng Phong-3. Tên lửa hành trình Hùng Phong - 3 có 3 phiên bản sử dụng trên mặt đất, trên tàu ngầm và tàu mặt nước với tầm bắn lần lượt là 500km, 300km và 130km. Nó có chiều dài 7m, đường kính 0,5m, trọng lượng phóng 1500kg; sử dụng động cơ xung áp thể tích nhỏ (ALVRJ - Advanced Low Volume Ramjet).
Khi hàng không mẫu hạm số hiệu 16 Liêu Ninh”của Trung Quốc được chính thức bàn giao cho lực lượng hải quân thì ngay lập tức Đài Loan đã nghiên cứu sản xuất tên lửa hành trình Hùng Phong-3. Tên lửa hành trình Hùng Phong - 3 có 3 phiên bản sử dụng trên mặt đất, trên tàu ngầm và tàu mặt nước với tầm bắn lần lượt là 500km, 300km và 130km. Nó có chiều dài 7m, đường kính 0,5m, trọng lượng phóng 1500kg; sử dụng động cơ xung áp thể tích nhỏ (ALVRJ - Advanced Low Volume Ramjet).

 

 Phiên bản sử dụng cho tàu mặt nước là tên lửa hành trình chống hạm siêu âm vừa được ra mắt tại triển lãm quốc phòng Đài Bắc ngày 11/8 vừa qua. Đây là loại tên lửa có tính năng tương đương, thậm chí là vượt trội so với tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon của Mỹ với tầm bắn hơn 130km ở vận tốc siêu âm Mach 2 nhưng mức độ phá hủy lớn hơn rất nhiều. Đầu đạn của Hùng Phong - 3 nặng khoảng 400kg, tương đương với sát thủ tàu sân bay 3M-54E1 trên tàu ngầm Kilo Việt Nam, có khả năng phá hủy hoàn toàn một khu trục hạm hoặc tuần dương hạm trên 2 vạn tấn, đánh thiệt hại nặng, thậm chí đánh chìm tàu sân bay hạng trung. Vì vậy, nó còn được mệnh danh là Kẻ hủy diệt Liêu Ninh.
Phiên bản sử dụng cho tàu mặt nước là tên lửa hành trình chống hạm siêu âm vừa được ra mắt tại triển lãm quốc phòng Đài Bắc ngày 11/8 vừa qua. Đây là loại tên lửa có tính năng tương đương, thậm chí là vượt trội so với tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon của Mỹ với tầm bắn hơn 130km ở vận tốc siêu âm Mach 2 nhưng mức độ phá hủy lớn hơn rất nhiều. Đầu đạn của Hùng Phong - 3 nặng khoảng 400kg, tương đương với sát thủ tàu sân bay 3M-54E1 trên tàu ngầm Kilo Việt Nam, có khả năng phá hủy hoàn toàn một khu trục hạm hoặc tuần dương hạm trên 2 vạn tấn, đánh thiệt hại nặng, thậm chí đánh chìm tàu sân bay hạng trung. Vì vậy, nó còn được mệnh danh là Kẻ hủy diệt Liêu Ninh.

 

Hiện quân đội Đài Loan đang có kế hoạch chế tạo phiên bản đối hạm của tên lửa hành trình mặt đất Hùng Phong - 2E. Đây là loại tên lửa có tầm bắn lớn hơn cả Hùng Phong - 3 (Hùng Phong - 2E tầm bắn 800km, còn Hùng Phong - 2 chỉ đạt 500km). Nếu Đài Loan chế tạo xong và đưa vào thay thế tên lửa Hùng Phong - 2 thì tàu sự kết hợp giữa bộ đôi Hùng Phong 3 và 2E sẽ làm tàu tên lửa tàng hình lớp Tấn Hải có uy lực ghê gớm, khả năng uy hiếp tàu sân bay đáng sợ hơn rất nhiều.
Hiện quân đội Đài Loan đang có kế hoạch chế tạo phiên bản đối hạm của tên lửa hành trình mặt đất Hùng Phong - 2E. Đây là loại tên lửa có tầm bắn lớn hơn cả Hùng Phong - 3 (Hùng Phong - 2E tầm bắn 800km, còn Hùng Phong - 2 chỉ đạt 500km). Nếu Đài Loan chế tạo xong và đưa vào thay thế tên lửa Hùng Phong - 2 thì tàu sự kết hợp giữa bộ đôi Hùng Phong 3 và 2E sẽ làm tàu tên lửa tàng hình lớp Tấn Hải có uy lực ghê gớm, khả năng uy hiếp tàu sân bay đáng sợ hơn rất nhiều.

 

Đầu tháng 8/2012, Đài Loan đã nhận hai tàu dò mìn lớp Osprey từ Mỹ, theo một thỏa thuận mua bán vũ khí đang làm căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung. Hai tàu dò mìn là một phần của thỏa thuận mua bán vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD giữa Mỹ và Đài Loan, bao gồm các tên lửa Patriot, trực thăng Black Hawk và các thiết bị thông tin liên lạc cho phi đội máy bay chiến đấu F-16. Với khả năng tìm kiếm, phân loại và phá mìn, các tàu sẽ giúp Đài Loan tăng cường khả năng chống phong tỏa trong trường hợp xảy ra chiến tranh, theo các chuyên gia phân tích.
Đầu tháng 8/2012, Đài Loan đã nhận hai tàu dò mìn lớp Osprey từ Mỹ, theo một thỏa thuận mua bán vũ khí đang làm căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung. Hai tàu dò mìn là một phần của thỏa thuận mua bán vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD giữa Mỹ và Đài Loan, bao gồm các tên lửa Patriot, trực thăng Black Hawk và các thiết bị thông tin liên lạc cho phi đội máy bay chiến đấu F-16. Với khả năng tìm kiếm, phân loại và phá mìn, các tàu sẽ giúp Đài Loan tăng cường khả năng chống phong tỏa trong trường hợp xảy ra chiến tranh, theo các chuyên gia phân tích.

 

Nhằm đối phó với khả năng phong tỏa từ Trung Quốc, trong năm 2013-2025, hải quân Đài Loan dự kiến chi 1,2 tỉ USD đóng mới sáu tàu dò mìn trong nước. Hiện ngoài hai tàu dò mìn tân trang lớp Osprey mua của Mỹ, Đài Loan còn sở hữu bốn tàu mua từ Đức vào năm 1990-1991 và bốn tàu của Mỹ vào năm 1994.
Nhằm đối phó với khả năng phong tỏa từ Trung Quốc, trong năm 2013-2025, hải quân Đài Loan dự kiến chi 1,2 tỉ USD đóng mới sáu tàu dò mìn trong nước. Hiện ngoài hai tàu dò mìn tân trang lớp Osprey mua của Mỹ, Đài Loan còn sở hữu bốn tàu mua từ Đức vào năm 1990-1991 và bốn tàu của Mỹ vào năm 1994.

 

Cũng trong tháng 8/2012, Đài Loan từng tuyên bố đưa hệ thống tên lửa nhiều ống phóng Ray Ting 2000 (Thần sấm 2000) vào hoạt động nhằm vô hiệu hoá khả năng đổ bộ của các tàu Trung Quốc. Ray Ting 2000 có thể phóng 40 quả rocket trong vòng 1 phút với tầm xa 45km. Theo các chuyên gia, với năng lực này, rocket có thể vô hiệu hoá tàu đổ bộ của đối phương trước khi chúng kịp vào bờ.
Cũng trong tháng 8/2012, Đài Loan từng tuyên bố đưa hệ thống tên lửa nhiều ống phóng Ray Ting 2000 (Thần sấm 2000) vào hoạt động nhằm vô hiệu hoá khả năng đổ bộ của các tàu Trung Quốc. Ray Ting 2000 có thể phóng 40 quả rocket trong vòng 1 phút với tầm xa 45km. Theo các chuyên gia, với năng lực này, rocket có thể vô hiệu hoá tàu đổ bộ của đối phương trước khi chúng kịp vào bờ.

 

Mặt khác, hệ thống phóng đặt trên xe tải có thể sẵn sàng chiến đấu trong 8 phút, chưa bằng một nửa thời gian so với hệ thống hiện thời.Theo kế hoạch, quân đội Đài Loan sẽ chế tạo khoảng 50 hệ thống Ray Ting 2000 với chi phí khoảng 483 triệu USD.
Mặt khác, hệ thống phóng đặt trên xe tải có thể sẵn sàng chiến đấu trong 8 phút, chưa bằng một nửa thời gian so với hệ thống hiện thời.Theo kế hoạch, quân đội Đài Loan sẽ chế tạo khoảng 50 hệ thống Ray Ting 2000 với chi phí khoảng 483 triệu USD.

 

Hồi tháng 6/2012, báo Đài Loan đưa tin, Đài Loan và Mỹ sẽ ký một hợp đồng nâng cấp chiến đấu cơ F-16 A/B trị giá 4,2 tỉ USD trong tháng 7, thay vì bán 66 máy bay F-16 C/D cho Đài Loan. Đây là một phần trong thương vụ mua sắm vũ khí trị giữa hai bên vốn được cho là chọc giận Trung Quốc. Một quan chức cấp cao ẩn danh của Mỹ cho rằng việc nâng cấp sẽ giúp Đài Loan có hơn 140 máy bay chiến đấu F-16 A/B hiện đại ngang với F-16 C/D.
Hồi tháng 6/2012, báo Đài Loan đưa tin, Đài Loan và Mỹ sẽ ký một hợp đồng nâng cấp chiến đấu cơ F-16 A/B trị giá 4,2 tỉ USD trong tháng 7, thay vì bán 66 máy bay F-16 C/D cho Đài Loan. Đây là một phần trong thương vụ mua sắm vũ khí trị giữa hai bên vốn được cho là chọc giận Trung Quốc. Một quan chức cấp cao ẩn danh của Mỹ cho rằng việc nâng cấp sẽ giúp Đài Loan có hơn 140 máy bay chiến đấu F-16 A/B hiện đại ngang với F-16 C/D.

 

Đơn hàng của Mỹ bán cho Đài Loan gồm các loại vũ khí và hệ thống radar hiện đại để nâng cấp máy bay F-16 A/B có khả năng tác chiến tương đương F-16 C/D. Theo các nhà phân tích, hệ thống radar hiện đại mới cho phép máy bay phát đi các tín hiệu mạnh mà không bị phát hiện.
Đơn hàng của Mỹ bán cho Đài Loan gồm các loại vũ khí và hệ thống radar hiện đại để nâng cấp máy bay F-16 A/B có khả năng tác chiến tương đương F-16 C/D. Theo các nhà phân tích, hệ thống radar hiện đại mới cho phép máy bay phát đi các tín hiệu mạnh mà không bị phát hiện.

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc