Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc là cung điện của vua chúa thời Minh và thời Thanh. Hiện nay Tử Cấm Thành là điểm tham quan nổi tiếng ở Bắc Kinh. Toàn bộ quần thể Tử Cấm Thành có kiến trúc bằng gỗ lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.
Tử Cấm Thành được xây từ năm 1406 dưới thời Vĩnh Lạc Đế của triều đại nhà Minh. Sau khoảng thời gian 13 năm cùng sự góp sức của 10 vạn dân phu, năm 1420 Tử Cấm Thành hoàn thành với tổng diện tích 72 hecta, bên trong chứa 70 cung điện lớn nhỏ và hơn 9.000 ngôi nhà.
Tử Cấm Thành là nơi mà dân thường không được tiếp cận tới. Các quần thần, thậm chí là vương gia chỉ được ra vào một cách hạn chế, chỉ có hoàng đế tại vị mới có thể đi đến bất cứ khu vực nào trong Tử Cấm Thành theo ý muốn.
Đến nay Tử Cấm Thành đã tồn tại hơn 600 năm. Nơi đây cũng là địa điểm mà giới khảo cổ, nhà chuyên môn thu thập nhiều bảo vật quý hiếm.
Hiện tại, bộ sưu tập tại Bảo tàng Cố Cung trong Tử Cấm Thành đã lên tới hơn 1,8 triệu hiện vật, trong đó chủ yếu các di vật thuộc di tích văn hóa, công trình cổ và sách dưới triều đại nhà Minh và nhà Thanh.
Điều đáng ngạc nhiên là 604 năm qua, trong Tử Cấm Thành có 72 giếng nước được cho là có báu vật nhưng chưa bao giờ bị đụng tới. 72 chiếc giếng cổ kích cỡ khác nhau này được liệt kê là di tích văn hóa trọng điểm cần được bảo vệ.
Tại sao không khai thác báu vật ở giếng cổ?
Giếng cổ trong Tử Cấm Thành được cho là có báu vật. Vào năm 1995, một lò nung chính thức từ thời nhà Minh đã được phát hiện trong Giếng Tây Môn của Tử Cấm Thành. Người ta có thể tưởng tượng giá trị của lò nung chính thức thời nhà Minh này.
Điều đó có thể cho người ta tin rằng trong giếng cổ có châu báu. Có thể các báu vật này cố tình cất giữ bên trong giếng, một số vô tình rơi vào, dù là bằng cách nào thì chúng đều có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu lịch sử.
Nhưng có 4 giả thuyết được đưa ra về việc không khai thác giếng cổ:
Điểm 1: Không khai thác để bảo tồn di tích
Tử Cấm Thành là một quần thể di tích. Do đó việc khai thác châu báu trong giếng cổ có thể ảnh hưởng tới quần thể di tích. Hàng chục di tích văn hóa giếng cổ, do đã trải qua thời gian tương đối dài hơn 600 năm nên bên trong chắc chắn có lẫn vật thừa thãi. Các giếng xưa thường có miệng giếng nhỏ nên việc làm sạch 72 giếng cổ bằng tay được chuyên gia đánh giá là một khối lượng công việc rất nặng nề. Hơn nữa vì chúng khó thực hiện nên khi làm có thể gây ra va chạm ảnh hưởng tới sự nguyên vẹn của di tích. Quan trọng hơn nữa, hình dáng chiếc giếng cổ trong Tử Cấm Thành rất đẹp, thể hiện trí tuệ và tay nghề điêu luyện của nghệ nhân thời nhà Minh. Các giếng cổ có đường kính lớn nhỏ và hình dáng không đồng đều, điều này thể hiện đầy đủ rằng chúng giống một chiếc giếng trang trí hơn nên động vào có thể phá vỡ cấu trúc ban đầu. Giếng cổ cũng là phần quan trọng của Tử Cấm Thành nên nếu phá hủy để khai thác cổ vật thì không hợp lý.
Điểm 2: Việc trục vớt trong giếng cổ có thể nguy hiểm
Hầu hết các giếng cổ trong Tử Cấm Thành không phải là giếng dùng lấy nước như thông thường. Giếng cổ trong Tử Cấm Thành có độ sâu từ 55 cm đến 10 mét. Việc lao vào giếng cổ để tìm kiếm, trục vớt cổ vật mà không biết chính xác có cổ vật hay không chỉ càng gây ra những tổn hại cho di tích văn hóa đặc biệt này hơn mà thôi. Bảo tàng Cố Cung là bảo vệ di tích nên việc khai thác châu báu có thể nguy hiểm không đạt được lợi ích. Chưa kể, một khi cổ vật trong giếng (vốn đang được bảo vệ tự nhiên) mà được vớt lên thì chúng cũng sẽ bị hư hại khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng Mặt trời.
Điểm 3: Giai thoại truyền kỳ
Tử Cấm Thành bằng gỗ nên giếng cổ là để phòng chữa cháy không phải để lấy nước uống. Để đảm bảo an toàn cháy nên khi xây dựng Tử Cấm Thành, người ta đã bố trí 72 chiếc giếng cổ này rải rác khắp cung điện để phòng khi có hỏa hoạn.
Hơn nữa giai thoại cho rằng trong giếng cổ có thể có những linh hồn của phi tần, cung nữ, thái giám, người chết oan. Thế nên giếng cổ thường âm u và kỳ quái nên không ai dám dùng nước, thậm chí giặt rũ, tắm rửa bằng nước giếng cổ... Lâu dần, người ta cảm thấy đáy giếng âm u và kỳ quái đến mức không ai dám đến gần. Dù đây có thể là câu chuyện được dựng lên, xong cũng là cách bảo vệ giếng cổ, không cho ai đụng vào.
Việc bảo vệ nguyên vẹn giếng cổ là việc quan trọng cũng như bảo vệ tính nguyên vẹn của Tử Cấm Thành.