Người Nhật ăn cá rất thường xuyên
Người Eskimo sống ở vùng Bắc Cực hầu như không mắc các bệnh về tim mạch hay tiểu đường. Tại Nhật Bản, quốc gia này cũng có rất người mắc các bệnh lý kể trên.
Các nhà khoa học cho biết, do thói quen ăn nhiều cá nên sức khỏe của họ vô cùng tốt. Dầu cá, đặc biệt là trong cá biển, có chứa nhiều chuỗi acid béo không bão hòa n-3. Acid béo không bão hòa có tác dụng giảm mỡ máu, ngừa các bệnh về tim mạch rõ rệt.
Một thống kê còn chỉ ra, phụ nữ Nhật Bản có tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến vú thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác.
Ngoài ra, Omega-3 trong cá được còn có thể giúp não và mắt phát triển khỏe mạnh. Phụ nữ đang mang thai hay trẻ nhỏ thường xuyên ăn cá theo khẩu phần thích hợp sẽ giúp bé thông minh, nhận thức tốt.
Ngược lại, nếu cơ thể thiếu hụt DHA, trẻ sẽ kém thông minh thấp hơn và thị lực kém hơn, theo tạp chí American Journal of Epidemiology cho biết.
Vậy tại sao người Nhật không ăn cá sông mà chỉ ăn cá biển?
Thứ nhất, họ cho rằng cá sông không sạch.
Người Nhật cho rằng cá sông thường sẽ có mùi cỏ, mùi bùn, dễ nhiễm chất bẩn và nó không thể sạch như cá biển, đặc biệt là cá đánh bắt ở đại dương.
Thứ hai, vì ngành công nghiệp đánh bắt cá biển phát triển mạnh và cá biển ngon, đa dạng
Nhật Bản là một quốc gia được bao quanh bởi đại dương, từ hàng ngàn năm trước người dân đã đánh bắt và quen ăn cá biển. Nhật Bản là đất nước có đường ven biển trải dài từ Bắc đến Nam, hải sản đa dạng, tươi mới và dễ dàng đánh bắt, giá thành rẻ. Người Nhật chế biến cá thành nhiều món ngon, từ cá sống, cá tái đến nấu chín.
Thứ ba, cá sông không ngon do đặc thù địa hình
Nước Nhật hẹp ngang, có dãy núi chạy dài dọc đất nước nên sông ngòi ở đây ngắn, dốc, ít phù sa. Đây cũng là yếu tố khiến cá sông thường không ngon.
Thứ tư, họ lo ngại về việc ô nhiễm kim loại nặng
Đây là nguyên nhân lớn nhất khiến nhiều người Nhật không muốn ăn cá sông. Những năm 60, 70 Nhật Bản phát triển kinh tế cao độ, tập trung đẩy mạnh công nghiệp với những bước tiến được gọi là “thần kỳ”. Nhưng trong giai đoạn đó, môi trường lại phải đối mặt với gánh nặng lớn hơn bao giờ hết vì các chất thải hóa học.
Mặc dù Nhật Bản cố gắng khắc phục và làm sạch sông ngòi nhưng nhiều người vẫn lo ngại các thành phần kim loại nặng trong nước còn chưa mất đi. Cá sống ở đó dễ nhiễm kim loại, ăn vào sinh bệnh tật.
Loại cá nước ngọt hiếm hoi được người Nhật yêu thích, thường ăn và chế biến thực phẩm chính là cá hồi. Loài cá này có đặc trưng là chỉ sống trong nước sạch, không thể sống trong nước dơ, dòng nước phải luôn chảy.