Tại sao nhà giàu thích trồng 1 cây Đinh Lăng trước cửa nhà?

11:59, Thứ sáu 14/02/2025

( PHUNUTODAY ) - Bạn có biết lý do vì sao nhiều nhà thích trồng một cây Đinh Lăng trước cửa nhà hay không, hãy cùng tìm hiểu.

Tìm hiểu về cây đinh lăng

Cây đinh lăng là loại cây quen thuộc ở Việt Nam. Loại cây này còn có tên gọi khác là cây gỏi cá hay nam dương sâm. Đây được mệnh danh là “nhân sâm cho người nghèo” nhờ công dụng chữa nhiều bệnh, giá thành lại thấp.

Cây đinh lăng là loài cây có thân nhẵn, nhỏ, ở Việt Nam cây chỉ cao từ 0,8 - 1,5m, tùy vào tính chất vùng miền cây có thể cao hơn. Thân cây không có gai, lá kép có hình dạng như lông chim dài từ 20 - 40cm. Cuốn là gầy dài 3-10mm có hình ống nhỏ, phiến lá có răng cưa không đều, lá có mùi thơm đặc trưng. Hoa của cây nở thành cụm có hình chùy ngắn mang nhiều hoa nhỏ. Quả của cây có hình dẹt dài 3 - 4mm, dày 1mm.

Cây đinh lăng

Cây đinh lăng

Theo quan niệm phong thủy dân gian, cây đinh lăng có nhiều ý nghĩa tốt lành, giúp ngăn chặn khí xấu xông vào nhà. Từ đó trấn giữ nguồn năng lượng tốt, giúp tài khí dễ tích tụ, không bị tiêu tán, được mệnh danh như “thần giữ của” cho chủ nhà. Đây xứng đáng là một trong những loài cây nên có trong nhà, vườn nhà để dẫn dụ tài lộc.

Loại cây mang nhiều sinh khí, rất tốt đối với sức khỏe cũng như phong thủy nói chung. Việc trồng đúng vị trí giúp cải vận, đem lại sự dễ chịu, thư thái và thoải mái. Theo phong thủy, tốt nhất là nên trồng cây đinh lăng ở trước cửa nhà, chú ý trồng chếch sang hai bên để không chắn cửa chính, cản trở vượng khí vào nhà.

Loại cây này mang nhiều ý nghĩa

Loại cây này mang nhiều ý nghĩa

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng

Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BSCK2. Huỳnh Tấn Vũ, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 3) cho biết, đinh lăng được dùng để chữa nhiều bệnh. Cụ thể:

- Chữa mệt mỏi, biếng hoạt động: Rễ đinh lăng phơi khô, thái mỏng 0,50g, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2-3 lần uống trong ngày.

- Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ đinh lăng 30-40g, thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng, liền 2-3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường.

- Chữa vết thương: Giã nát lá đinh lăng đắp lên.

- Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40g lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.

- Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.‎‎

- Chữa đau lưng mỏi gối: Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.‎ ‎

- Chữa liệt dương:‎‎ Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g, sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.‎ ‎

- Chữa viêm gan: ‎‎Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. ‎‎

- Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

- Chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ: Lá Đinh lăng khô 10g sắc chung với 200ml nước, uống trong ngày.

- Ho suyễn lâu năm: ‎‎Lấy rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, tang bạch bì, nghệ vàng, tần dày lá… mỗi vị 8g; xương bồ 6g; gừng khô 4g. Đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.‎ ‎

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo
Từ khóa: đinh lăng