Ngày nay nhiều người chê Thị, chê Văn
Ngày nay khi đặt tên con, cha mẹ thường dùng những chữ đệm đọc cho "sang mồm" cho "kêu" cho hay. Nhiều người chê chữ Thị, chữ Văn là quê kểnh, nghe tên đã thấy xưa cũ không hiện đại. Nhiều gia đình nếp giữ truyền thống vẫn có chữ Thị, chữ Văn kèm họ, tên đệm thêm và tên chính. Vì thế ngày nay không ít người đặt tên con sẽ cso 4 chữ, trong khi thời xưa chủ yếu 3 chữ.
Nhiều người từng bị dè bỉu vì khi đi học tên đệm chỉ là chữ Thị không hay như bạn bè. Ngày nay nhiều người đã không còn hiểu nét đẹp trong chữ Thị, chữ Văn của ông bà ta.
Ý nghĩa chữ Thị chữ Văn thời ông bà
Trên VNEpress đưa tin rằng chuyên gia văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết việc đặt tên cho con trai với chữ lót "Văn" và "Thị" cho con gái từng là nét văn hóa mang tính đặc trưng trong truyền thống người Việt.
Chữ Thị có nghĩa là họ, là gia tộc. Chữ Thị dùng để xưng hô thời phong kiến kiểu như Trần Thị, Nguyễn Thị... Chữ Thị đứng sau họ của một người đại ý thể hiện đó là người phụ nữ thuộc về dòng họ đó. Một nghĩa phái sinh khác của chữ Thị là trong xưng hô, phụ nữ tự xưng mình là "thị". Thế nên theo thời gian ông bà ta đã đặt tên con theo cấu trúc gồm Họ + Thị + tên và chữ Thị xác định giới tính nữ. Chỉ cần nghe tên có chữ Thị biết là nữ giới.
Chữ Văn thể hiện sự học rộng hiểu nhiều. Thời xưa, chỉ có con trai mới được phép đến trường đi học và thi cử mới có "văn", con gái không được đi họ. Chính vì vậy khi đặt tên, nhiều gia đình lấy chữ "Văn" làm tên đệm mong con trai có đường công danh khoa cử thuận lợi, đỗ đạt vinh hiển. Hơn nữa chữ Văn thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Theo thời gian, chữ "Văn" được ưa chuộng để hiện thực hóa ước mơ của cha mẹ.
Nhưng có lẽ vì ý nghĩa đó của chữ Văn mà nhiều người dần cảm thấy chữ Thị bị phân biệt đối xử, nghe Thị biết ngay con gái và con gái đôi khi không được trọng như con trai.
Ngày nay vì sao nhiều người bỏ chữ Thị, chữ Văn?
Chữ Văn theo thời gian vẫn mang ý nghĩa đẹp hơn chữ Thị. Xu hướng lược bỏ chữ Thị diễn ra mạnh mẽ hơn.
Nhiều người cho rằng vì trong văn hóa Việt Nam chữ Thị gắn liền với nhiều ảnh không đẹp của nữ giới như Thị Màu (trong Quan âm Thị Kính) hay Thị Nở (trong truyện ngắn Chí Phèo).
Hơn nữa trong đời sống chữ Thị gắn liền với từ Thị Mẹt với ý khinh bỉ, trọng nam khinh nữ nên nghe không hay.
Chữ Văn mặc dù nghe "sang mồm" hơn chữ Thị nhưng xu hướng phát triển xã hội cũng có nhu cầu thẩm mỹ và tính phóng khoáng hơn khi đặt tên con. Cha mẹ gửi gắm nhiều điều mơ ước, truyền đạt, nhắn nhủ vào tên của con nên chữ Văn không diễn tả được hết sự đa dạng của các bậc cha mẹ. Bởi thế thay vì dùng chữ Văn mỗi cha mẹ lại có một cách đệm tên cho con mình.
Truyền thống đặt tên "nam Văn, nữ Thị" đã thay đổi và cấu trúc này đã mờ nhạt trong thời hiện đại. Nhiều trẻ em ngày nay không biết tới hai chữ này trong tên.
Theo chuyên gia Hùng Vĩ, việc loại bỏ chữ "Thị" trong tên của phụ nữ không phải mới xuất hiện từ hơn 100 năm trước, phụ nữ quý tộc Huế có người dùng "Tôn Nữ" và bỏ "Thị", vì chữ "Nữ" đã bao hàm thông tin về giới.
Sau đó những phụ nữ sau 1940 tên khai sinh có Thị nhưng khi lấy nghệ danh, bút danh, khi viết thư, nhật ký họ cũng thường bỏ chữ Thị. Phong trào giải phóng phụ nữ trong vận động cách mạng cũng khuyến khích việc này.
Một thời thế hệ 7x, 8x từng tự ti khi đi học vì tên mình có chữ Thị mà không có chữ đệm khác "hay ho" kiểu như Thu, Thanh, Hoàng...Thế nên nhiều người đã bỏ chữ Thị để không bị "quê mùa".
Chữ Thị chữ Văn đã là văn hóa một thời. Và hiện nay cũng vẫn còn nhiều cha mẹ thế hệ 9x, 10x đặt tên con vẫn giữ chữ Văn, chữ Thị đi cùng với họ và tên, tổng thể thành 4 chữ.