Táo quân làng Bát Tràng yết kiến vua Lý Thái Tổ?

( PHUNUTODAY ) - Sáng 3/2, Hà Nội đã tổ chức tổ chức Lễ hội ông Công, ông Táo. Đây là lần đầu tiên tục cúng ông Công, ông Táo được nâng cấp lên thành Lễ hội, và cũng lần đầu tiên cá chép giấy khổng lồ được đưa đi dạo phố.

Sáng nay (3/2), Hà Nội đã tổ chức tổ chức Lễ hội ông Công, ông Táo. Đây là lần đầu tiên tục cúng ông Công, ông Táo được nâng cấp lên thành Lễ hội, và cũng lần đầu tiên cá chép giấy khổng lồ được đưa đi dạo phố.

Theo quan niệm dân gian, ông Táo là của từng gia đình, cuối năm các gia đình đưa tiễn ông về trời để báo cáo việc trần gian, chưa bao giờ thấy có ông Táo chúng cho tất cả mọi người, nên việc đưa tiễn ông Táo do mỗi gia đình tự làm theo từng cách riêng. Đây là lần đầu tiên ông Táo được nâng cấp lên thành ông Táo của cả làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), và người ta tổ chức hẳn một Lễ hội cho ông đi dạo phố.
Theo quan niệm dân gian, ông Táo là của từng gia đình, cuối năm các gia đình đưa tiễn ông về trời để báo cáo việc trần gian, chưa bao giờ thấy có ông Táo chúng cho tất cả mọi người, nên việc đưa tiễn ông Táo do mỗi gia đình tự làm theo từng cách riêng. Đây là lần đầu tiên ông Táo được nâng cấp lên thành ông Táo của cả làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), và người ta tổ chức hẳn một Lễ hội cho ông đi dạo phố.

 

Điểm nhấn của Lễ hội là hình mô phỏng cá chép bằng giấy cao hơn 1m, dài 3,5m, bếp nấu truyền thống dài 1m, rộng 0,7m và 3 ông đầu rau (3 chiếu mũ Táo quân) do các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng thực hiện.
Điểm nhấn của Lễ hội là hình mô phỏng cá chép bằng giấy cao hơn 1m, dài 3,5m, bếp nấu truyền thống dài 1m, rộng 0,7m và 3 ông đầu rau (3 chiếu mũ Táo quân) do các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng thực hiện.

 

 

Cá chép giấy ngự trên thùng xe “Sắc xuân làng gốm Bát Tràng”.
Cá chép giấy ngự trên thùng xe “Sắc xuân làng gốm Bát Tràng”.

 

Đoàn xe hoành tráng chầm chậm tiến về nôi đô Hà Nội. Số tiền tổ chức Lễ hội này không được công bố, nhưng nhiều người dân dọc đường chứng kiến cảnh đưa rước cho rằng nó quá phô trương, tốn kém và không rõ để tôm vinh điều gì. Trong khi lâu nay chúng ta đang lên án việc đầu tư mua cá chép đắt tiền rồi thả là một sự lãng phí.
Đoàn xe hoành tráng chầm chậm tiến về nôi đô Hà Nội. Số tiền tổ chức Lễ hội này không được công bố, nhưng nhiều người dân dọc đường chứng kiến cảnh đưa rước cho rằng nó quá phô trương, tốn kém và không rõ để tôm vinh điều gì. Trong khi lâu nay chúng ta đang lên án việc đầu tư mua cá chép đắt tiền rồi thả là một sự lãng phí.

 

Bếp nấu truyền thống dài 1m, rộng 0,7m, chất liệu chủ yếu để làm chiếc bếp là đất ở đền Hùng và nước ở giếng Ngọc đền Hùng (Phú Thọ), do các nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề Bát Tràng thực hiện.
Bếp nấu truyền thống dài 1m, rộng 0,7m, chất liệu chủ yếu để làm chiếc bếp là đất ở đền Hùng và nước ở giếng Ngọc đền Hùng (Phú Thọ), do các nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề Bát Tràng thực hiện.

 

“Qua đồ lễ đó có thể khẳng định, lễ hội ông Công, ông Táo vừa tôn vinh những người có công với nước, vừa quảng bá nét văn hóa dân gian - Tết ông Công, ông Táo”, ông Hà Văn Lâm, thành viên Ban tổ chức Lễ hội ông Công, ông Táo làng Bát Tràng cho biết.
“Qua đồ lễ đó có thể khẳng định, lễ hội ông Công, ông Táo vừa tôn vinh những người có công với nước, vừa quảng bá nét văn hóa dân gian - Tết ông Công, ông Táo”, ông Hà Văn Lâm, thành viên Ban tổ chức Lễ hội ông Công, ông Táo làng Bát Tràng cho biết.

 

“Sức mua hàng mã ở Hà Nội giảm một mặt do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, mặt khác do công tác tuyên truyền người dân xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh từng bước đi vào cuộc sống, làm thay đổi nhận thức và hành động của người dân”, ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội khẳng định. Trong khi Hà Nội chi tiền để tổ chức hẳn một Lễ hội hoành tráng.
“Sức mua hàng mã ở Hà Nội giảm một mặt do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, mặt khác do công tác tuyên truyền người dân xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh từng bước đi vào cuộc sống, làm thay đổi nhận thức và hành động của người dân”, ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội khẳng định. Trong khi Hà Nội chi tiền để tổ chức hẳn một Lễ hội hoành tráng.

 

Cá chép “giả” gặp cá chép thật ở cầu Chương Dương, đoàn rước phải dừng lại vì xảy ra sự cố.
Cá chép “giả” gặp cá chép thật ở cầu Chương Dương, đoàn rước phải dừng lại vì xảy ra sự cố.

 

Do cá chép và cờ quá cao nên khi qua gầm cầu bị vướng, đoàn rước phải dừng lại để xe chở đồ lễ hạ thấp độ cao một vài thứ.
Do cá chép và cờ quá cao nên khi qua gầm cầu bị vướng, đoàn rước phải dừng lại để xe chở đồ lễ hạ thấp độ cao một vài thứ.

 

Theo lịch trình từ trước đoàn rước xuất phát từ đình Bát Tràng, qua cầu Chương Dương… đến trước Tượng đài Vua Lý Thái Tổ làm lễ dâng hương bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vị vua nhà Lý, sau đó tiếp tục dâng hương tại đền Ngọc Sơn, đền thờ Vua Lê Thái Tổ, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Đài liệt sỹ Bắc Sơn và nhiều địa điểm khác…
Theo lịch trình từ trước đoàn rước xuất phát từ đình Bát Tràng, qua cầu Chương Dương… đến trước Tượng đài Vua Lý Thái Tổ làm lễ dâng hương bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vị vua nhà Lý, sau đó tiếp tục dâng hương tại đền Ngọc Sơn, đền thờ Vua Lê Thái Tổ, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Đài liệt sỹ Bắc Sơn và nhiều địa điểm khác…
Khi thấy cá chép khổng lồ, các em nhỏ đang học vẽ bên tượng đài Lý Thái Tổ quay ra vẽ cá chép.
Khi thấy cá chép khổng lồ, các em nhỏ đang học vẽ bên tượng đài Lý Thái Tổ quay ra vẽ cá chép.

 

150 người cao niên của làng Bát Tràng thực hiện nghi lễ tại tượng đài Lý Thái Tổ. Sau đó là thắp hương tại đền Ngọc Sơn.
150 người cao niên của làng Bát Tràng thực hiện nghi lễ tại tượng đài Lý Thái Tổ. Sau đó là thắp hương tại đền Ngọc Sơn.

 

 

Tại Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam đoàn rước được tiếp đón bằng màn múa Lân sư sôi động, tiếng trống, chập cheng náo động cả khu phố.
Tại Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam đoàn rước được tiếp đón bằng màn múa Lân sư sôi động, tiếng trống, chập cheng náo động cả khu phố.

 

Các cụ cao niên bê lễ và sắp xếp lại đội ngũ chuẩn bị rước lễ vật vào sân khấu tổ chức lễ chính.
Các cụ cao niên bê lễ và sắp xếp lại đội ngũ chuẩn bị rước lễ vật vào sân khấu tổ chức lễ chính.

 

Đoàn tiễn các chép giấy hùng hậu, trang nghiêm tiến vào triển lãm.
Đoàn tiễn các chép giấy hùng hậu, trang nghiêm tiến vào triển lãm.

 

Với nhiều người dân Bát Tràng, được là thành viên tham gia đoàn đưa tiễn “ông Táo làng” không chỉ là niềm vinh dự, nó còn là trách nhiệm với quê hương.
Với nhiều người dân Bát Tràng, được là thành viên tham gia đoàn đưa tiễn “ông Táo làng” không chỉ là niềm vinh dự, nó còn là trách nhiệm với quê hương.

 

Đoàn rước cá chép giấy tới dự Hội chợ xuân hàng nông sản.
Đoàn rước cá chép giấy tới dự Hội chợ xuân hàng nông sản.

 

Ngoài cá chép giấy khổng lồ, còn có 3 con cá chép thật được bắt từ ao cá Bác Hồ.
Ngoài cá chép giấy khổng lồ, còn có 3 con cá chép thật được bắt từ ao cá Bác Hồ.

 

Từ nay, có thêm một lễ hội mới có tên là Lễ hội ông Công, ông Táo tham gia vào “cộng đồng” hơn 9.000 lễ hội lớn nhỏ rải rác khắp mọi miền Tổ quốc.
Từ nay, có thêm một lễ hội mới có tên là Lễ hội ông Công, ông Táo tham gia vào “cộng đồng” hơn 9.000 lễ hội lớn nhỏ rải rác khắp mọi miền Tổ quốc.

 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn