Tàu sân bay gây sốt, Mỹ không thừa nhận ’đường lưỡi bò’

18:37, Thứ ba 27/11/2012

( PHUNUTODAY ) - Sự ra đi đột ngột kỹ sư La Dương; Mỹ và các nước cùng lên tiếng chỉ trích, không thừa nhận hộ chiếu in lưỡi bò của TQ là tin tức chính ngày 27/11.

Trong khi sự ra đi đột ngột của kỹ sư La Dương là một cú sốc đối với TQ thì hình ảnh hai nhân viên trên tàu sân bay Liêu Ninh chỉ hướng cho một chiến đấu cơ đang gây sốt ở TQ. Mỹ và các nước cùng lên tiếng chỉ trích, không thừa nhận hộ chiếu in lưỡi bò của TQ là tin tức chính ngày 27/11

Ngày 26/11 trả lời phỏng vấn của phóng viên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết việc hải quan Mỹ đóng dấu thị thực hộ chiếu Trung Quốc không phải là sự thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Cuộc phỏng vấn này được đăng trên trang web Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 26/11 (theo giờ Mỹ): www.state.gov; diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc in
Ngày 26/11 trả lời phỏng vấn của phóng viên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết việc hải quan Mỹ đóng dấu thị thực hộ chiếu Trung Quốc không phải là sự thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Cuộc phỏng vấn này được đăng trên trang web Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 26/11 (theo giờ Mỹ): www.state.gov; diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc in "đường lưỡi bò" lên hộ chiếu của nước này, đã bị hàng loạt quốc gia, vùng lãnh thổ phản ứng mạnh mẽ.

 

“Đó không phải là sự thừa nhận. Như các bạn biết, quan điểm của chúng tôi về Biển Đông là các vấn đề đó nên được các bên liên quan đàm phán, giũa Asean và Trung Quốc. Và một tấm hình trên hộ chiếu thì không thay đổi quan điểm đó”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland khẳng định trong cuộc họp báo. Cũng theo bà Victoria Nuland, “Tôi không chắc liệu chúng tôi có cơ hội thảo luận việc này với phía Trung Quốc hay không. Thành thật mà nói, lần đầu tiên chúng tôi chú ý tới vấn đề này là vào cuối tuần rồi, khi những hộ chiếu này bắt đầu bị hàng loạt nước từ chối. Vì vậy, từ góc độ đó có thể thấy một số nước coi hộ chiếu) đó là gây khiêu khích. Chúng tôi sẽ có thảo luận về chuyện này...”.
“Đó không phải là sự thừa nhận. Như các bạn biết, quan điểm của chúng tôi về Biển Đông là các vấn đề đó nên được các bên liên quan đàm phán, giũa Asean và Trung Quốc. Và một tấm hình trên hộ chiếu thì không thay đổi quan điểm đó”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland khẳng định trong cuộc họp báo. Cũng theo bà Victoria Nuland, “Tôi không chắc liệu chúng tôi có cơ hội thảo luận việc này với phía Trung Quốc hay không. Thành thật mà nói, lần đầu tiên chúng tôi chú ý tới vấn đề này là vào cuối tuần rồi, khi những hộ chiếu này bắt đầu bị hàng loạt nước từ chối. Vì vậy, từ góc độ đó có thể thấy một số nước coi hộ chiếu) đó là gây khiêu khích. Chúng tôi sẽ có thảo luận về chuyện này...”.

 

 Vào lúc bị chỉ trích kịch liệt vì phát hành tấm hộ chiếu áp đặt chủ quyền, Trung Quốc hôm qua 26/11 lại chĩa mũi dùi vào Philippines, khi cho rằng Manila “hiểu sai” luật pháp quốc tế trên hồ sơ Scarborough. Trong một thông cáo công bố ngày 26/11, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila trích dẫn một bài phân tích của Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc – đặt trụ sở tại Hải Nam – cho rằng việc Philippines viện dẫn khái niệm vùng đặc quyền kinh tế EEZ trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển để đòi chủ quyền trên bãi Scarborough ngoài Biển Đông, là một sự “hiểu sai”và “áp dụng không đúng” luật quốc tế. (Chiến hạm Gregorio Del Pilar của Phiplippines )
Vào lúc bị chỉ trích kịch liệt vì phát hành tấm hộ chiếu áp đặt chủ quyền, Trung Quốc hôm qua 26/11 lại chĩa mũi dùi vào Philippines, khi cho rằng Manila “hiểu sai” luật pháp quốc tế trên hồ sơ Scarborough. Trong một thông cáo công bố ngày 26/11, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila trích dẫn một bài phân tích của Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc – đặt trụ sở tại Hải Nam – cho rằng việc Philippines viện dẫn khái niệm vùng đặc quyền kinh tế EEZ trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển để đòi chủ quyền trên bãi Scarborough ngoài Biển Đông, là một sự “hiểu sai”và “áp dụng không đúng” luật quốc tế. (Chiến hạm Gregorio Del Pilar của Phiplippines )

 

 

Trong một diễn biến khác, sự ra đi đột ngột của kỹ sư La Dương là một cú sốc đối với Trung Quốc, ngay sau khi nước này thành công trong việc chế tạo chiến đấu cơ J-15 để hoạt động cùng tàu sân bay đầu tiên.
Trong một diễn biến khác, sự ra đi đột ngột của kỹ sư La Dương là một cú sốc đối với Trung Quốc, ngay sau khi nước này thành công trong việc chế tạo chiến đấu cơ J-15 để hoạt động cùng tàu sân bay đầu tiên."Thương tiếc Tổng giám đốc La Dương. Ông La sẽ còn mãi", trang Global Times dẫn lại dòng chữ trên tấm bảng điện tử đặt tại cổng của SAC, nơi được mệnh danh là "cái nôi của các chiến đấu cơ Trung Quốc". "Toàn thể SAC dành sự tiếc thương vô hạn đối với ông La Dương, và chúng tôi sẽ mãi nhớ ông ấy", cáo phó của tập đoàn này có đoạn. Các lá cờ được treo rủ tại SAC hôm qua.

 

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) thông báo cái chết của ông La trong tin đầu tiên vào buổi chiều 25/11, một hình thức tôn vinh trang trọng. Chính phủ Trung Quốc gọi ông là một
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) thông báo cái chết của ông La trong tin đầu tiên vào buổi chiều 25/11, một hình thức tôn vinh trang trọng. Chính phủ Trung Quốc gọi ông là một "anh hùng". Trong một bản tin tiếp theo vào trưa hôm qua, CCTV coi sự ra đi của ông La là của một người dành cả cuộc đời cho sự phát triển của chiến đấu cơ Trung Quốc. Hàng nghìn người dân Trung Quốc, trong đó có nhiều đồng nghiệp của La, những người quen biết và cả những người dân thường, đã cùng chia sẻ sự tiếc thương đối với kỹ sư này.

 

 Việc chế tạo được một loại chiến đấu cơ có thể cất và hạ cánh thành công trên tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh được coi là một bước tiến đáng kể của Trung Quốc. Các phi cơ J-15 đã nhiều lần luyện tập hạ cánh trên các đường băng giả được thiết kế giống đường băng trên taùa Liêu Ninh, cũng như tập cất cánh trên boong con tàu này trong những lần chạy thử trước.
Việc chế tạo được một loại chiến đấu cơ có thể cất và hạ cánh thành công trên tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh được coi là một bước tiến đáng kể của Trung Quốc. Các phi cơ J-15 đã nhiều lần luyện tập hạ cánh trên các đường băng giả được thiết kế giống đường băng trên taùa Liêu Ninh, cũng như tập cất cánh trên boong con tàu này trong những lần chạy thử trước.

 

Tuy nhiên, theo trang tin quân sự Strategypage bình luận thì dù Trung Quốc công bố J-15 của mình đã có thể cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh nhưng đằng sau đó là một bí mật về công nghệ đánh cắp từ Nga.
Tuy nhiên, theo trang tin quân sự Strategypage bình luận thì dù Trung Quốc công bố J-15 của mình đã có thể cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh nhưng đằng sau đó là một bí mật về công nghệ đánh cắp từ Nga.

 

 Sau khi đăng tải hoạt động của J-15 cất cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh thì hình hai nhân viên trên tàu sân bay Liêu Ninh chỉ hướng cho một chiến đấu cơ đang gây nên cơn sốt ở Trung Quốc với tên gọi
Sau khi đăng tải hoạt động của J-15 cất cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh thì hình hai nhân viên trên tàu sân bay Liêu Ninh chỉ hướng cho một chiến đấu cơ đang gây nên cơn sốt ở Trung Quốc với tên gọi "Tàu sân bay Style", nhái theo điệu nhảy "Gangnam Style" của Hàn Quốc.

 

Động tác chỉ hai ngón tay phải về một hướng, trong khi tay trái để ra phía sau, nhanh chóng được lan truyền trên các trang mạng ở Trung Quốc, kể từ sau khi hình ảnh được phát sóng
Động tác chỉ hai ngón tay phải về một hướng, trong khi tay trái để ra phía sau, nhanh chóng được lan truyền trên các trang mạng ở Trung Quốc, kể từ sau khi hình ảnh được phát sóng

 

Trong một diễn biến khác, theo AP phân tích mối quan hệ từng êm ả của Bắc Kinh với một số nước Đông Nam Á hiện gặp sóng gió do tranh chấp trên biển, trong khi Myanmar, vốn phụ thuộc vào Trung Quốc, nay đong đưa với phương Tây. Và Mỹ thì đang trở lại.(Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (phải) cùng Thủ tướng Campuchia Hun Sen (giữa) và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong Hội nghị Cấp cao Đông Á tại Campuchia tuần trước. )
Trong một diễn biến khác, theo AP phân tích mối quan hệ từng êm ả của Bắc Kinh với một số nước Đông Nam Á hiện gặp sóng gió do tranh chấp trên biển, trong khi Myanmar, vốn phụ thuộc vào Trung Quốc, nay đong đưa với phương Tây. Và Mỹ thì đang trở lại.(Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (phải) cùng Thủ tướng Campuchia Hun Sen (giữa) và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong Hội nghị Cấp cao Đông Á tại Campuchia tuần trước. )

 

Bối cảnh khu vực thay đổi được hiển hiện rõ nét tại hội nghị các nước Đông Á tại Campuchia vừa qua. Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Trung Quốc đã bị cuốn vào một cuộc trao đổi về các đảo tranh chấp ở Biển Đông. Lãnh đạo của Philippines đã phản ứng mạnh khi nước chủ nhà hội nghị là Campuchia - đồng minh thân cận của Trung Quốc - nói rằng các thành viên ASEAN đã nhất trí không kéo các nước bên ngoài, ý chỉ Mỹ, vào tranh chấp. Trong khi đó, ông Barack Obama, với chuyến thăm lần đầu tiên của một tổng thống Mỹ đến Myanmar, đang muốn trưng ra hình ảnh của một nước Mỹ tự tin và thân thiện với khu vực, kêu gọi giảm căng thẳng và tỏ ra không đứng về bên nào trong cuộc xung đột. (Tổng hợp VnE,TTO,TNO,VTC)
Bối cảnh khu vực thay đổi được hiển hiện rõ nét tại hội nghị các nước Đông Á tại Campuchia vừa qua. Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Trung Quốc đã bị cuốn vào một cuộc trao đổi về các đảo tranh chấp ở Biển Đông. Lãnh đạo của Philippines đã phản ứng mạnh khi nước chủ nhà hội nghị là Campuchia - đồng minh thân cận của Trung Quốc - nói rằng các thành viên ASEAN đã nhất trí không kéo các nước bên ngoài, ý chỉ Mỹ, vào tranh chấp. Trong khi đó, ông Barack Obama, với chuyến thăm lần đầu tiên của một tổng thống Mỹ đến Myanmar, đang muốn trưng ra hình ảnh của một nước Mỹ tự tin và thân thiện với khu vực, kêu gọi giảm căng thẳng và tỏ ra không đứng về bên nào trong cuộc xung đột. (Tổng hợp VnE,TTO,TNO,VTC)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc