Trong đời sống con người, tiền là phương tiện để bán mua trao đổi. Tiền không thể thiếu trong đời sống. Tiền cũng thể hiện nguồn năng lượng tích cực của con người. Con người làm việc cũng vì mong muốn lớn nhất là có nhiều tiền và có giá trị cho xã hội.
Đức độ là thái độ, hành động của con người, thể hiện phẩm chất của họ. Đức của một người không chỉ liên quan tới bản thân họ mà còn ảnh hưởng tới cha mẹ, con cháu họ.
Dân gian xưa có câu "Dành tiền không giàu quá 3 đời, giữ đức thịnh vượng 10 đời" đề cao vai trò của chữ đức trong đời sống.
Tại sao dành tiền không giàu quá 3 đời?
Trong câu nói này, ý của người xưa là ông ba cha mẹ lo để dành dụm tiền cho con cháu thì dòng họ cũng không giàu quá 3 đời. Ai cũng biết rằng việc đời trước để lại tài sản cho con cháu là một phước lành, một tiền đề tốt cho thế hệ sau phát triển, có chỗ dựa về kinh tế. Tuy nhiên người xưa dạy nếu chỉ tập trung để dành tài sản thì không giúp thịnh vượng lâu đời.
Đó thường là vì khi thế hệ sau được thừa hưởng tiền từ thế hệ trước, không phải lao động, thấy quá dễ có tiền nên không biết trân trọng. Những người được thừa kế tiền mà không trân trọng thì sẽ chỉ biết tiêu hoang phí rồi dẫn vào sa đọa tệ nạn. Người được thừa kế tiền bạc nhưng không được dạy dỗ về cách quản lý tài chính đôi khi chỉ để gặp họa, bị kẻ xấu lợi dụng dụ dỗ rồi tài sản tiêu tán hết. Điều đó sẽ khiến cho tiền của cha mẹ để lại lại thành "cầu nối" gây tổn phước cho gia đình.
Những người có tiền mà không biết làm ra tiền sẽ ngày càng nghèo đi vì tiền tiêu thì núi lở. Thế nên người xưa mới dạy rằng nếu đời ông bà cha mẹ chỉ tập trung để dành tiền cho con cháu thì không phải là cách tốt giúp cho gia đình thịnh vượng nhiều đời. Việc để dành tiền cho thế hệ sau phải luôn đi kèm với việc dạy dỗ về cách làm giàu, dạy về cách làm người, biết quản lý tài chính thì mới có thể giúp cho thế sau biết nối nghiệp ông bà tổ tiên mà phát triển truyền thống gia đình.
Tại sao để đức hưng thịnh 10 đời
Trong lời dạy của người xưa cho rằng đời ông bà bố mẹ sống có đức thì phúc báo to lớn dành tới nhiều đời sau. Những việc làm tốt, sống thiện lành lưu vang nhiều đời. Con cháu sinh ra trong những gia đình có đức, ông bà cha mẹ luôn làm việc tốt nói lời đẹp, sống tốt lành thì không có thù oán, không có sân si tham lam thì con cháu cũng học được những điều đó. Những gia đình có đức thì không giàu nứt đổ đổ vách nhưng chắc chắn không nghèo đói rách nát và nền tảng của chữ đức sẽ giúp con cháu yêu thương tôn trọng bảo vệ nhau. Những điều đó giúp cho gia đình gặp may mắn, được nể trọng được tin tưởng giúp đỡ tạo điều kiện. Tiếng thơm về sự đức độ có thể lưu truyền nhiều đời sau. Việc ông bà giữ đức độ cho con cháu thì phước báo dành cho nhiều đời, khi còn phước báo thì cuộc sống sẽ tốt đẹp, giàu có, hưng thịnh.
Trong một gia đình có nền tảng đức độ thì con cháu ngoan ngoãn, chăm chỉ làm ăn, đoàn kết giúp đỡ nhau, nhường nhịn biết điều với nhau nên dù không giàu thì họ cũng không thể nghèo. Những gia đình nhiều phước báo thì phong thủy luôn tốt lành ngay cả khi gặp phải nghịch cảnh.
Ngày nay câu chuyện về việc để dành tiền cũng được nhiều tỷ phú nhắc tới. Thay vì họ để lại hết tài sản cho con thì chỉ để một phần, phần còn lại đi làm từ thiện. Việc không để hết tài sản cho con chính là một cách để tạo động lực cho con cháu họ không tự dưng ngồi hưởng của bố mẹ mà phải vận động làm ra trên đôi tay, đi trên đôi chân của mình. Việc dùng một phần tài sản của mình đi từ thiện cũng chính là một cách để lại phúc đức cho con.
Một gia đình vừa để lại tài sản, để nền tảng giáo dục và đức độ cho con thì gia đình sẽ càng hưng thịnh. Thế nên có những dòng họ phá được lời nguyền "không ai giàu 3 họ".
Tóm lại câu nói của người xưa tới nay vẫn rất có giá trị. Việc dành tiền cho con là quan trọng giúp con có nền tảng để bật lên nhưng dạy con về tiêu tiền kiếm tiền, trân trọng đồng tiền quan trọng hơn và gia đình muốn hưng thịnh được lâu dài thì tất nhiên phải có thêm nền tảng chữ đức mới bền vững.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm