Cơm rượu (có thể làm từ gạo nếp hoặc nếp cẩm) là một trong những truyền thống thường xuất hiện trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch. Theo quan niệm giân gian, hệ tiêu hóa của chúng ta thường có nhiều sâu bọ trú ngụ. Người xưa chọn ngày 5/5 âm lịch hàng năm để giết sâu sọ. Theo đó, họ sẽ dùng các thức ăn có đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng.
Người xưa cho rằng, khi ăn cơm rượu lúc đói bụng thì những sinh vật trú ngụ trong cơ thể sẽ chết.
Về phía y học hiện đại ngày nay đã chứng minh cơm rượu có những tác dụng phòng bệnh nhất định.
Cơm rượu nếp thường được làm từ nếp cẩm, nếp cái hoa chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài. Lớp vỏ này giàu dinh dưỡng bao gồm gluxit, protit, lipit, các muối khoáng, vitamin nhóm B và chất xơ.
Phòng ngừa tim mạch, đột qụy, tăng huyết áp
Theo Sức khỏe & Đời sống, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng- Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, các nghiên cứu mối tiến hành trên người bệnh mắc chứng dị ứng với thuốc hạ huyết áp cho thấy, cơm rượu nếp cẩm có thể hạ nồng độ cholesterol có hại trong máu.
Nghiên cứu dược thực hiện với hai nhóm: một nhóm được dùng thuốc hạ huyết áp, một nhóm ăn rượu nếp cẩm.
Sau 12 tuần và sau 24 tuần, lượng cholesterol (có hại và tổng mức cholesterol) giảm nhiều ở nhóm ăn cơm rượu nếp cẩm.
Kích thích tiêu hóa
Rượu nếp cái, rượu nếp cẩm có thể dùng cả nước lần cái. Món này có tác dụng bồi bồ cơ thể, giúp ăn nong miệng, kích thích tiêu hóa.
Rượu nếp cẩm kết hợp với sữa chua là món ăn tốt cho tiêu hóa. Cơm rượu chứa lượng cồn thấp nên khả năng say không cao.
Phòng bệnh thiếu sắt
Gạo nếp cẩm có chứa hàm lượng sắt cao. Do đó, thường xuyên ăn gạo nếp cẩm có thể phòng ngừa các bệnh về thiết sắt.