Tết ông ngoại bằng … thẻ điện thoại?

09:40, Thứ ba 24/01/2012

( PHUNUTODAY ) - Xa mặt mà không cách lòng, đó là những gì anh Minh và chị Hương cảm nhận được trong những ngày Tết cổ truyền này.

(Phunutoday)- Xa mặt mà không cách lòng, đó là những gì anh Minh và chị Hương cảm nhận được trong những ngày Tết cổ truyền này.

Mô tả ảnh.
 

 Đó là câu chuyện có thật của gia đình anh Minh- Ứng Hòa- Hà Nội. Lạ là, nó không chỉ diễn ra một năm mà đã 3 năm nay, và điều đó không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ vốn tốt đẹp của bố con (bố vợ và con rể) anh Minh.

Anh Minh và chị Hương vốn không cùng quê. Cả hai anh chị gặp nhau khi anh có dịp vào Nam công tác 2 năm. Yêu nhau, rồi quyết định cưới nhau cũng là lúc chuyến công tác miền Nam 2 năm của anh Minh đã hết. Chị Hương theo chồng ra Bắc sống và xin việc ngoài này. Vậy là nhà đẻ cách nhà chồng những hơn ngàn cây số, nên cũng chẳng mấy khi chị Hương có dịp về quê thăm bố mẹ đẻ.

Chị Hương bảo, 4 năm làm dâu, chỉ duy nhất có năm đầu tiên là vợ chồng chị đưa nhau được về quê ngoại chúc Tết bố mẹ và họ hàng bên ngoại, vì năm đó chưa có con. Nhưng kể từ khi có con nhỏ, thời tiết trong Nam, ngoài Bắc lại khác nhau một trời một vực nên đưa con đi lại nhiều trong điều kiện thời tiết không ủng hộ ấy rất dễ sinh ra một số bệnh về đường hô hấp. Vì thế, thương con, cũng là thương mình, anh chị quyết định không về quê ngoại ăn Tết mà ở hẳn Hà Nội.

Là rể mới, lại cũng là người con rể duy nhất trong gia đình (Bố mẹ chị Hương sinh được hai người con một trai- một gái) nên không về lễ Tết được ông bà ngoại anh Minh cũng cảm thấy áy náy, nên cứ đắn đo mãi, rồi ngại ngần với vợ và nhà vợ. Mặc dù chị Hương bảo điều đó không cần thiết, vì bố mẹ chị vốn rất thương con, nên món quà quý nhất ông bà mong muốn nhận được là nhìn thấy con gái họ được hạnh phúc. Nhưng anh Minh vẫn không hài lòng, vì cho rằng như thế là mình chưa làm tròn trách nhiệm của một chàng rể với bố mẹ vợ. Điều này làm anh cảm thấy không thỏa mái và luôn phải lăn tăn suy nghĩ.

Hiểu được tâm sự của chồng, chị Hương rất thông cảm nên đã đưa ra một đề nghị không thể thuyết phục hơn. Đó là, anh Minh hãy lễ Tết bố mẹ vợ bằng chiếc thẻ điện thoại tương đương với số tiền quà mà anh Minh và chị Hương định “biếu” bố mẹ vợ trong dịp Tết. Thấy có vẻ hợp lý, vì điện thoại thì ai cũng phải dùng, hơn nữa lại không thể thiu thối, hỏng hay mốc. Nghĩa là không lo hết “hạn sử dụng” như một số món quà Tết anh muốn gửi qua đường bưu điện đến bố mẹ vợ trong dịp Tết.

Đặc biệt, được sự “giúp sức” của bố mẹ vợ, nên bố mẹ chị Hương cũng vui vẻ chấp nhận “món quà đặc biệt này” mà không hề đắn đó hay có một suy nghĩ thiếu thiện cảm về con rể. Thế là, cứ gần đến Tết anh Minh lại mua thẻ điện thoại và cào rồi gửi số vào cho ông ngoại sử dụng.

Và ông bà cũng rất vui vẻ đón nhận món quà này từ chàng rể. Có lẽ, ông bà cũng thông cảm với những khó khăn của đôi vợ chồng trẻ, sự xa cách về không gian, cũng như sự vất vả của con cháu nếu như mình quá câu lệ việc lễ Tết.

Thế là đã 3 năm nay, lễ Tết của vợ chồng anh Minh- chị Hương dành cho bố mẹ vợ là những chiếc thẻ điện thoại, đủ để ông bà ngoại dùng cả năm. Tất nhiên, không phải bố mẹ vợ anh thiếu tiền mua thẻ, và càng không phải anh Minh không đủ tiền mua được những món quà to hơn, mà là do họ hiểu và thông cảm với nỗi vất vả của nhau, và không quá quan trọng quá về hình thức.

Có thẻ điện thoại “chùa”, bố mẹ vợ anh Minh cũng thường xuyên điện thoại hỏi thăm tình hình của con gái, con rể và các cháu. Nhờ đó, tình cảm gia đình, bố con, ông bà và các cháu càng thêm gắn bó. Xa mặt mà không cách lòng, đó là những gì anh Minh và chị Hương cảm nhận được trong những ngày Tết cổ truyền này.

Chu Hoa

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc