Đây là phần bẩn nhất của lợn chứa đầy ký sinh trùng, giá rẻ đến mấy cũng chớ mua kẻo rước bệnh vào người

( PHUNUTODAY ) - Thịt cổ lợn là bộ phận chứa nhiều ký sinh trùng, gây nguy hại cho sức khỏe nếu ăn vào.

Thịt cổ lợn là bộ phận chứa nhiều ký sinh trùng, gây nguy hại cho sức khỏe 

Thịt cổ lợn chứa rất nhiều hạch bạch huyết, mà các hạch này chứa mầm bệnh, nhiều vi khuẩn và virus, ký sinh trùng... dù nấu ở nhiệt độ cao cũng không diệt được, nếu ăn phải hạch không những có mùi hôi khó chịu mà còn có thể trực tiếp truyền bệnh vào cơ thể.

Cổ lợn cũng chứa một số lượng lớn tuyến giáp, nơi tiết ra hormone thyroxine. Nếu hấp thu quá nhiều hormone thyroxine thì con người sẽ bị ảnh hưởng tới nội tiết và tới việc chuyển hóa trong cơ thể, tạo ra triệu chứng buồn nôn, nôn mửa.

Vì có giá rẻ nên nhiều người bán hàng thường xay chung thịt này với các loại thịt ngon để bán giá cao hoặc bán cho nhà hàng để làm các món như nem, bánh bao, nhân các món nhồi... Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe, chị em nên tự tay chọn thịt tươi, nguyên miếng và không mua thịt xay sẵn và các món chế biến sẵn từ thịt mà không rõ nguồn gốc của chúng.

thit-heo1

Những bộ phận khác của lợn nên cẩn trọng khi ăn

Gan

Gan là bộ phận giải độc của lợn, các chất đi qua gan sẽ được gan phân hủy, nhưng có nhiều kim loại nặng và chất kích thích tăng trưởng mà lợn hít hoặc ăn vào, gan không thể phân hủy được. Khi đó, chúng sẽ nằm lại, gây hại sức khỏe người.

Ăn nhiều gan cũng khiến hàm lượng cholesterol tăng cao dễ gây các vấn đề tim mạch khi lớn tuổi.

Phổi

Lợn thường xuyên hít thở sát mặt đất, hít vào phổi rất nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn virus cũng liên tiếp chui vào phổi. Cần cân nhắc thật kỹ trước khi dùng phổi lợn làm thức ăn bởi những bụi bẩn và bụi kim loại trong phổi lợn sẽ theo vào cơ thể chúng ta và gây hại cho sức khỏe.

Lòng lợn

Lòng lợn là một bộ phận cần hạn chế ăn bởi lòng chứa nhiều cholesterol gây ra nhiều vấn đề với người bị tiểu đường, tim mạch hay các bệnh về chuyển hóa. Ăn nhiều lòng lợn còn có thể gây bệnh gout, gan nhiễm mỡ, viêm tụy, làm tăng mỡ máu

Ngoài ra, tình trạng sử dụng các loại hóa chất để tẩy mùi và làm trắng lòng lợn làm tăng nguy cơ tích tụ hóa chất trong cơ thể người ăn.

Cách chế biến thịt an toàn

Nên rửa tay sạch trước và sau khi nấu ăn. Không nên ăn thịt lợn sống, tái. Nấu xong nên ăn ngay, tránh để lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Không nên để thức ăn chín cạnh thức ăn sống, cạnh dụng cụ sơ chế. Các dụng cụ như dao, thớt cần được rửa sạch trước khi chế biến thực phẩm khác.

Khi mua thịt cần cắt thịt theo thớ dọc và quan sát. Nếu miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim, hoặc thớ thịt có hình sợi hay hình bầu dục to là bị nhiễm giun sán. 

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn