Thấy dấu hiệu này, đi khám ngay kẻo ung thư buồng trứng
- Thường xuyên đau lưng: Đây là triệu chứng tiền kinh nguyệt mà rất nhiều trường hợp nữ giới gặp phải. Dấu hiệu này cũng đáng cẩn trọng với căn bệnh ung thư buồng trứng.
Đau bụng dưới hoặc vùng chậu: Hiện tượng đau bụng dưới có thể là do sự co bóp cổ tử cung gây ra. Phụ nữ độ tuổi sinh sản khi thấy đau bụng dưới thường xuyên thì không nên chủ quan.
Nếu cơn đau này xuất hiện trong khi bạn không có kinh, nó có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Nhiều trường hợp đau bụng dưới sau khi tiến hành siêu âm thì phát hiện ra mắc bệnh ung thư buồng trứng.
- Đầy hơi, buồn nôn và nôn: là triệu chứng của những bệnh đặc trưng về tiêu hóa. Nhưng cảm giác đầy hơi liên tục hằng ngày thì nên cảnh giác với những tế bào ác tính ở buồng trứng.
Dấu hiệu đầy hơi, buồn nôn thường nhầm lẫn triệu chứng bệnh về tiêu hóa dẫn đến khối u có thể phát triển nhanh và gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Đi tiểu liên tục: Hiện tượng rối loạn tiểu tiện có thể do nhiều yếu tố và có thể do nhiều bệnh lý gây ra, bao gồm những vấn đề bàng quang, đường tiết niệu, các triệu chứng của đường huyết cao nhưng cũng là biểu hiện của bệnh về buồng trứng.
- Đau khi “yêu”: Rất nhiều trường hợp cảm thấy khó chịu, thậm chí là đau khi quan hệ tình dục và thường xuyên có nhu cầu tiểu gấp do những áp lực lên vùng xương chậu. Mức độ đau càng cao thì bệnh ung thư buồng trứng có thể đang phát triển ở giai đoạn nặng.
- Mệt mỏi: Khó thở, buồn nôn và mất cảm giác ngon miệng, cơ thể luôn mệt mỏi chính là một trong những biểu hiện do tế bào ung thư đang tiến triển.
Nếu bạn liên tục uể oải, mệt mỏi mặc dù không làm việc quá sức có thể là một triệu chứng của bệnh ung thư nói chung, trong đó có ung thư buồng trứng.
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kinh bất thường hay còn gọi là chứng rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của nhiều bệnh phụ khoa trong đó có những bệnh liên quan đến buồng trứng.
Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng
Nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm các yếu tố có thể kiểm soát và không thể kiểm soát.
Gia đình có mẹ, chị/ em gái mắc ung thư buồng trứng, ung thư vú, bạn mang gen đột biến BRCA1, BRCA2 thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cũng cao hơn.
- Tuổi tác: ung thư buồng trứng có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, đang dẫn trẻ hóa nhưng phổ biến hơn cả ở nữ giới thời kì mãn kinh, ngoài 40 – 50 tuổi.
- Phát hiện kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
Nữ giới thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do lượng mỡ thừa sản sinh ra chất kích thích sự phát triển của estrogen, làm mất cân bằng hoóc môn
- Nữ giới có thời gian nuôi con bằng sữa mẹ ít, khoảng dưới 7 tháng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao gấp khoảng 3 lần so với những người bình thường.
Lời khuyên của thầy thuốc
Không chỉ ung thư buồng trứng mà tất cả các bệnh ung thư khác nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu thì khả năng chữa khỏi là rất cao.
Riêng với bệnh ung thư buồng trứng thì nếu mới chớm bị bệnh mà bệnh nhân được phát hiện thì tỉ lệ chữa khỏi sẽ là 94%. Tỉ lệ điều trị khỏi bệnh ung thư buồng trứng ở những người trẻ sẽ cao hơn phụ nữ trên 65 tuổi.
Việc điều trị ung thư buồng trứng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm diễn biến bệnh và tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Hiện có rất nhiều phương pháp khác nhau được kết hợp để điều trị cho bệnh nhân ung thư buồng trứng.
Điều quan trọng nhất là khi thấy có các dấu hiệu khác thường thì phụ nữ nên đi khám bệnh để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.