Hiện nay, dao dịch không tiền mặt trở nên phổ biến. Nhiều người lo lắng thẻ ATM của mình lâu ngày không sử dụng sẽ bị khoá. Bạn có biết thẻ ATM không dùng trong thời gian bao lâu sẽ bị ngân hàng khóa cả 2 chiều?
Thẻ ATM không dùng trong thời gian bao lâu sẽ bị ngân hàng khóa cả 2 chiều?

Thời gian một chiếc thẻ ATM bị khóa cả 2 chiều (tức không thể giao dịch và không nhận tiền) do không sử dụng phụ thuộc sẽ vào quy định của từng ngân hàng. Tuy nhiên, thường sẽ có một vài điểm chung như sau:
- Về thời gian không giao dịch: Thẻ ATM thường sẽ bị khóa nếu như không có bất kỳ giao dịch nào (nạp tiền, rút tiền, thanh toán hoặc chuyển khoản...) trong một khoảng thời gian dài, thường là 6 cho đến 18 tháng.
- Về số dư tài khoản: Nếu số dư trong tài khoản của bạn đã hết hoặc dưới mức tối thiểu quy định của ngân hàng, thẻ cũng sẽ có thể bị khóa sau một thời gian nhất định.
Để biết thông tin chính xác nhất, bạn hãy kiểm tra thông tin tại đúng ngân hàng mà bạn đang sử dụng.
Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thẻ ATM
Ngay cả khi bạn không sử dụng thẻ ATM, ngân hàng vẫn có thể tiến hành trừ các loại phí như phí quản lý tài khoản, phí thường niên hay các loại phí dịch vụ SMS Banking, Internet Banking... cho đến khi số dư của bạn bị cạn kiệt.
Trước khi tiến hành khóa thẻ, ngân hàng thường sẽ thông báo cho bạn qua tin nhắn, email hoặc qua điện thoại. Nếu thẻ đã bị khóa, bạn cần liên hệ với ngân hàng để làm thủ tục mở lại thẻ.
Bạn nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng mà bạn hiện đang sử dụng thẻ để biết chính xác thời gian cũng như điều kiện khóa thẻ của họ.
Hãy đảm bảo tài khoản của bạn luôn luôn có một số dư tối thiểu để tránh bị khóa thẻ. Để tránh bị khóa thẻ, bạn tốt nhất nên thực hiện ít nhất một giao dịch nào đó (ví dụ như: nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn...) ở trong một khoảng thời gian nhất định.
Nên giao dịch bằng thẻ hay thông qua tài khoản ngân hàng?

Chức năng của thẻ ATM và tài khoản ngân hàng hoàn toàn tương đương nhau. Cả hai đều giúp cho chủ thẻ thực hiện các giao dịch như: chuyển tiền, rút tiền mặt, thanh toán, … Tuy nhiên, tài khoản ngân hàng sẽ được khách hàng sử dụng nhiều hơn thẻ ATM bởi sự tiện lợi của nó.
Khách hàng cũng nên giao dịch linh hoạt giữa thẻ ATM và tài khoản ngân hàng. Bởi mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm khi sử dụng.
+ Khi giao dịch qua thẻ ATM
Ưu điểm:
- Chuyển tiền và rút tiền linh động: Sử dụng thẻ ATM khách hàng sẽcó thể chuyển tiền, rút tiền tại ở các máy ATM ở bất kỳ đâu.
- Giao dịch qua thẻ ATM khá nhanh chóng, an toàn.
Nhược điểm: Khi thực hiện chuyển tiền qua thẻ ATM, bạn sẽ phải ra cây ATM để tiến hành giao dịch.
+ Giao dịch tài khoản ngân hàng
Ưu điểm:
- Bạn dễ dàng chuyển khoản cho các tài khoản trong cùng hệ thống.
- Giao dịch chính xác do giao dịch cho phép hiển thị đầy đủ các thông tin như họ tên chủ tài khoản, chi nhánh ngân hàng, …
Nhược điểm: Bạn cần phải biết số tài khoản, ngân hàng và chi nhánh để tiến hành thực hiện chuyển khoản. Giao dịch sẽ phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng chuyển/nhận tiền.