Đời sống) - Bộ muốn ban giao, trong khi Sở chưa muốn nhận, còn chuyên gia đánh giá vấn đề then chốt là ở kinh phí.
Liên quan đến việc bàn giao quản lý cầu Thăng Long giữa Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và UBND TP. Hà Nội, có thông tin Hà Nội từ chối nhận quản lý vì mặt cầu vẫn hư hỏng, trong khi sắp hết thời hạn bảo hành sửa chữa mặt cầu.
Bộ muốn giao, Hà Nội chưa nhận?
Ngày 9/8 vừa qua, tại buổi làm việc với UBND TP. Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đề nghị: “Việc sửa chữa, duy tu mặt cầu Thăng Long đang được Bộ GTVT thực hiện, về cơ bản đã xong. Sở GTVT Hà Nội nghiệm thu, xem xét, nếu đáp ứng thì Bộ GTVT sẽ bàn giao lại cho Sở quản lý”.
Dù đã được sửa chữa nhiều lần, nhưng lớp thảm mặt cầu Thăng Long vẫn liên tục hư hỏng, trồi sụt, lún nứt, nhiều vị trí lớp thảm nhự mặt cầu trồi lên cao tới 20cm. Ảnh chụp ngày 16/8/2012. |
“Bộ GTVT đang chỉ đạo sửa chữa mặt cầu Thăng Long. Cầu đang hỏng sửa chưa xong sao nhận được. Nhận về để làm, chứ nhận để sửa thì nhận làm gì?”, ông Tân khẳng định với phóng viên.
Tuy nhiên, khi trả lời chúng tôi vào chiều 17/8, ông Nguyễn Xuân Tân đã phủ nhận thông tin tờ báo trên đăng tải.
Ông Phó Giám đốc Sở phân trần: “Báo đấy nói linh tinh, họ phỏng vấn tôi bao giờ đâu. Đấy là thông tin sai, tôi đâu nói thế. Mình là cơ quan cấp dưới phải chấp hành lệnh cấp trên”.
Còn việc nếu sửa xong mà cầu vẫn hỏng liệu Hà Nội có nhận không, ông Tân cho rằng, việc tiếp nhận hay không chấp nhận là của Bộ GTVT và TP. Hà Nội, Sở chỉ chấp hành. Là cơ quan nhà nước phải chấp hành theo sự chỉ đạo của cấp trên, làm sao có quyền nhận hay không nhận.
“Bộ trưởng có nói là khi nào sửa xong mới giao. Không có chuyện hết bảo hành là ban giao được, vì theo quy định của bảo hành, sửa xong còn phải bảo hành cái sửa đấy, chứ đâu có kiểu sửa hết thời gian bảo hành rồi thôi”, ông Tân cho biết thêm.
Từ ngày lớp nhựa thảm mặt cầu Thăng Long được thay mới theo công nghệ "hiện đại nhất thế giới", mặt cầu Thăng Long chưa bao giờ yên ả. Ảnh chụp ngày 16/8/2012. |
Vấn đề là kinh phí?
Trong khi đó, theo một chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về giao thông, thuộc trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội. Đằng sau việc Bộ GTVT muốn chuyển cầu Thăng Long cho Hà Nội quản lý, trong khi Hà Nội không muốn nhận đấy là vấn đề kinh phí.
Vị chuyên gia này phân tích, nếu đơn vị nào quản lý sẽ phải bỏ kinh phí để bảo trì, sửa chữa hư hỏng. Nếu mặt cầu tốt thì không sao, có tu sửa chi phí cũng thấp, nhưng việc sửa chữa tới nay kết quả thế nào ai cũng thấy, mặt cầu vẫn tiếp tục hư hỏng, phải sửa chữa thường xuyên. Tới đây lại hết thời hạn bảo hành của lần đại tu trước, nếu có sửa chữa gì đơn vị nào quản lý sẽ phải bỏ kinh phí để làm.
“Thứ hai là lợi ích của nó, nếu cầu đó là đầu tư theo hình thức BOT, được thu phí để thu hồi vốn, có lẽ câu chuyện đã khác. Trên tuyến này cũng có trạm thu phí cầu đường, nhưng thu được bao nhiêu phải nộp hết vào ngân sách trung ương, trong khi chi phí địa phương bỏ ra, đấy là vấn đề”, chuyên gia này phân tích.
Vì vậy, dù là đơn vị nào quản lý cũng đều đảm bảo và đều quản lý được, đội ngũ nhân sự của Bộ hay của địa phương đều có cả, nhưng vấn đề ở đây là trách nhiệm và kinh phí, chủ yếu là kinh phí.
>>Hình ảnh cầu Thăng Long hỏng chồng lên hỏng Được biết, đầu tháng 5 vừa qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành xác định và kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình thực hiện Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long giai đoạn 2. Cuối năm 2011, dư luận nóng ran vì các dự án giao thông trọng điểm xảy ra các vấn đề về chất lượng. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã phải ký quyết định thành lập Đoàn công tác kiểm tra chất lượng công trình giao thông, trong đó có kiểm tra Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long. Sau một tháng kiểm tra, Đoàn công tác đã chỉ ra vô số tồn tại, khiếm khuyết của dự án này, như: Giải pháp thiết kế lựa chọn, sử dụng kết cấu chưa phù hợp; thoát nước chưa tốt dẫn đến đọng nước làm hư hỏng mặt đường; việc nhận thức về công tác chuyển giao công nghệ chưa đúng, bản chất là thuê chuyên gia hướng dẫn thiết kế và thi công… |
- Lê Việt
[links()]