Thông tư 06 do Ngân hàng Nhà nước ban hành tối 12/3 có thay đổi quan trọng so với dự thảo, đó là cơ quan này có thể sẽ xem xét mua bán các loại vàng miếng khác ngoài thương hiệu SJC.
[links()]
tùy điều kiện thực tế, trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét mua bán các loại vàng miếng khác đã cho phép sản xuất trong các thời kỳ. Loại vàng miếng giao dịch cụ thể được thông báo cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trong thông báo mua, bán vàng miếng hoặc thông báo đấu thầu...
Ngoài SJC, thị trường còn gần 10 thương hiệu vàng miếng khác đang được phép lưu hành dù tỷ lệ thấp. Ảnh: Hoàng Hà |
Đây là thay đổi quan trọng so với dự thảo đã công bố trước đó. Khi đưa ra quy định chỉ mua bán vàng SJC 99,99% loại một lượng, ban soạn thảo nhận định vàng phi SJC còn lại trên thị trường chiếm một tỷ lệ không đáng kể (thị phần vàng miếng SJC được cho là chiếm hơn 90%). Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nếu chỉ quy định duy nhất thương hiệu SJC, sẽ tạo lợi thế độc quyền cho một doanh nghiệp và gây khó cho những thương hiệu khác do chính Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép sản xuất.
Việc Thông tư 06 ra đời sẽ chính thức khẳng định sự tham gia can thiệp của Ngân hàng Nhà nước vào thị trường. Với sự kiện này, các đơn hàng gia công dập đúc vàng giữa Ngân hàng Nhà nước và SJC sẽ sớm triển khai trên thực tế và góp phần tăng nguồn cung cho thị trường, nhanh chóng kéo giảm khoảng chênh giữa giá vàng trong nước và thế giới. Hiện nay, độ vênh này đang duy trì trên dưới 3,9 triệu đồng, tuy thấp hơn 1,5 triệu so với mức chênh kỷ lục 5,4 triệu đồng hôm 21/2 nhưng vẫn được xem là mức quá cao và khó được thị trường chấp nhận.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn trực tuyến trên VnExpress.net chiều 4/3, Phó thống đốc Lê Minh Hưng và Chủ tịch Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC Lê Hùng Dũng khẳng định giá vàng trong nước sẽ sớm sát với thế giới sau khi Ngân hàng Nhà nước chính thức tham gia thị trường và SJC gia công một lượng vàng cần thiết để phục vụ mục tiêu bình ổn giá.
Các ngân hàng Credit Suisse và Barclays dự báo rằng, đợt tăng giá 12 năm qua của vàng sẽ đi vào thoái trào trong năm nay - Ảnh: Bloomberg. |
Trong một diễn biến khác, giá vàng thế giới đã có một khởi đầu tồi tệ cho năm 2013 và giới quan sát lo ngại rằng, đợt tăng giá kéo dài suốt 12 năm liên tục vừa qua của kim loại quý này sắp đi vào hồi kết.
Theo tin từ Bloomberg, khởi đầu của giá vàng trong năm nay là tệ nhất trong 1/4 thế kỷ trở lại đây, đe dọa đặt dấu chấm hết cho đợt tăng giá dài nhất của vàng kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Các nhà đầu tư trên thế giới cũng đang ở trong một đợt bán vàng mạnh hiếm gặp.
Dữ liệu do Bloomberg tổng hợp cho thấy, trong tháng 2 vừa qua, các nhà đầu tư đã bán ròng 106,2 tấn vàng, trị giá 5,4 tỷ USD, từ các quỹ tín thác, trong đó quỹ SPDR Gold Trust là quỹ lớn nhất. Đây là đợt xả hàng mạnh nhất của các ETF vàng kể từ khi loại hình đầu tư vàng này ra đời vào năm 2003. Từ đầu tháng 3 tới nay, các quỹ này bán ròng thêm 21,6 tấn vàng nữa.
Các ngân hàng Credit Suisse và Barclays dự báo rằng, đợt tăng giá 12 năm qua của vàng sẽ đi vào thoái trào trong năm nay. Trong quý 4/2012, nhà đầu cơ tỷ phú George Soros đã giảm 55% mức nắm giữ các sản phẩm đầu tư vàng tín thác (ETP). Tính đến cuối năm ngoái, công ty quản lý quỹ Soros Fund Management của tỷ phú 82 tuổi này nắm giữ số vàng trị giá 97 triệu USD thông qua SPDR Gold Trust.
Từ năm 2007 tới nay, chưa khi nào các quỹ đầu cơ lại tỏ ra bi quan về triển vọng giá vàng như hiện tại. Tâm trạng bi quan này bắt nguồn từ sự tăng tốc của các nền kinh tế và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) xem xét khả năng kết thúc chính sách nới lỏng định lượng. Giá vàng đã tăng gần như gấp đôi kể từ khi các ngân hàng trung ương mà dẫn đầu là FED bắt đầu mua số nợ trị giá hơn 3,5 nghìn tỷ USD kể từ tháng 12/2008 để hỗ trợ tăng trưởng.
Theo Bloomberg, mức độ lạc quan của các quỹ đầu cơ về triển vọng giá vàng hiện đã giảm 84% so với ở thời điểm trước khi giá vàng thế giới đạt kỷ lục vào tháng 9/2011.
- PV (Theo VNE, Vneconomy)