Thóc cổ ngàn năm trong 2 ngôi mộ tại Ciputra?

( PHUNUTODAY ) - Thóc cổ, gạo cháy được tìm thấy trong 2 ngôi mộ cổ tại khu đô thị Ciputra liệu có phải là thóc cổ 100% hay không?

(Phunutoday) - Thóc cổ, gạo cháy được tìm thấy trong 2 ngôi mộ cổ tại khu đô thị Ciputra liệu có phải là thóc cổ 100% hay không? là thóc nếp hay tẻ? là câu hỏi được nhiều người quan tâm sau vụ “thóc cổ Thành Dền”.

[links()]
Sáng nay (21/4) phóng viên Phunutoday đã trao đổi với Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Hương - Viện Khảo cổ học được biết những hạt thóc cổ đó đã được đưa về viện và đang trong quá trình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích, sàng nước, quan sát các đặc điểm và chụp ảnh những mẫu hạt thu được dưới kính lúp với độ phóng đại lớn.

Những hạt thóc, gạo cháy tìm thấy ở 2 ngôi mộ tại Ciputra là thóc cổ 100%
Những hạt thóc, gạo cháy tìm thấy ở 2 ngôi mộ tại Ciputra là thóc cổ 100%
 
Một số hạt thóc còn giữ được cuống và một phần vỏ trấu. Qua kết quả đo đạc ban đầu thì các hạt thóc, gạo này thuộc dạng hạt bầu đến tròn (tỉ lệ dài/rộng 1,7 – 2,5mm).
 
Thạc sĩ Mai Hương cho biết, việc nhận biết thóc cổ là giống lúa nếp hay lúa tẻ... cần phải chờ thêm kết quả nghiên cứu trong trong khoảng 2 tuần nữa.

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường, thì những hạt thóc và gạo được tìm thấy 100% là thóc cổ, ông giải thích chúng là thóc cổ thật vì được tìm thấy trong 2 chiếc bát và được dải bên dưới quan tài.

Khi nước,  bùn đất sét chảy vào nó được vùi trong đất không bị ô xy hóa nên vẫn còn nguyên vẹn. Giải thích tiếp cho việc tại sao xương và quan tài thì tiêu mất mà thóc lại còn, là vì quan tài nằm phía trên vẫn có không khí luồn vào nên đã bị phân hủy hết và chỉ còn lại vài cái đinh của quan tài.

Trước đó vào tháng 5/2010 các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều cổ vật ở khu Di chỉ Thành Dền trong đó có nhiều hạt thóc và được cho là thóc cổ. Viện Di truyên nông nghiệp đã mang về nghiên cứu và gieo trồng gây xôn xao dư luận một thời gian. Sau đó, bằng phương pháp giám định các-bon phóng xạ  của các nhà khoa học Nhật Bản cùng với kết quả trước đó nghiên cứu ở Việt Nam đều có kết luận lúa Thành Dền không phải lúa cổ.

“Nhiều khả năng những hạt thóc này bằng cách nào đó đã lọt vào khu di chỉ Thành Dền. Trước đây do các nhà khoa học quá kỳ vọng vào hạt thóc cổ nên cũng muốn làm rõ về mặt khoa học. Nhưng sau khi xem xét kỹ, các cơ quan chức năng và nhà khoa học cho rằng nên dừng hẳn việc nghiên cứu hạt thóc ở Thành Dền" - Tiến sỹ Lê Huy Hàm, Viện trưởng viện di truyền nông nghiệp  nói và cho biết thêm rằng những cây lúa và những hạt “lúa cổ” đã được cất kho.
  • Thu Linh
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn