Thùng rỗng mới kêu to: Người càng thông minh càng giấu kĩ 3 điều này

( PHUNUTODAY ) - Người thông minh thực sự thường rất ít khi thể hiện mình ra ngoài.

3 điều người thông minh thường giấu kín

Che giấu sự vượt trội

Mỗi người có một mức độ vượt trội khác nhau trong đủ mọi lĩnh vực, đó có thể là bằng cấp giáo dục, có thể là nghề nghiệp hay tiền lương, có thể là chiều cao và hình thể... Cảm giác thỏa mãn về sự vượt trội của bản thân mình thực ra là trạng thái tinh thần hoàn toàn bình thường mà ai cũng có. Chỉ những người vô cùng tự ti mới không dám so sánh bản thân với người khác.

Tuy nhiên, việc cố gắng thể hiện sự vượt trội, ưu tú hơn người khác lại là hành động mà người thông minh không bao giờ muốn làm. Không một ai trên đời có thể vui vẻ khi nghe người khác nhận xét mình kém hơn hay phải nhận những lời khinh bỉ, coi thường. Tất cả những người thích thể hiện cảm giác vượt trội hơn người đều vô hình trung tạo ra cảm xúc bất mãn, thậm chí là ganh ghét, căm thù từ người đối diện. 

Đừng "thể hiện" sự giàu có

Việc khoe khoang, cách thể hiện sự giàu sang phú quý của mình đã trở thành một hành vi mang ý đả kích người khác. Những người xung quanh sẽ hình thành tâm lý chán ghét, thậm chí là cảm giác thù địch với những kẻ mở miệng khoe giàu.

photo1548560127901-1548560128210-crop-15485603251332079156197

Hơn nữa, hành vi tiết lộ tài chính cá nhân sẽ mang lại cho bạn rất nhiều phiền toái và thị phi, có thể lọt vào tầm ngắm của kẻ gian hoặc phường trộm cướp. Chính vì vậy, người thông minh không bao giờ làm ra hành vi "khoe giàu" chỉ để thỏa mãn thói hư vinh trong một phút nhất thời, nhưng đem tới quá nhiều rủi ro và tổn thất cho cuộc sống của họ sau này.

Không khoe khoang hạnh phúc

Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc thể hiện bằng lời nói kiểu gì? Hạnh phúc có thể đo đếm để mang ra so sánh được không? Đối với hầu hết mọi người, hạnh phúc thật ra rất đơn giản. Hạnh phúc không phải là khi tiền lương của bạn cao ngất trời, mà chỉ cần cao hơn đồng nghiệp vài trăm. Hạnh phúc chưa chắc đã là lúc công thành danh toại trong xã hội, mà là lúc mình có được cuộc sống thỏa mãn nhất trong số bạn bè xung quanh. Chỉ với cách "đo đếm" hạnh phúc như vậy, vô hình trung, chúng ta đã luôn đặt bản thân vào chiếc cân so sánh với người khác trong mọi lĩnh vực.

Người trí tuệ ẩn mình, không thể hiện mình thông minh

f99346e45899bdf40ee1390d8ce0337f9db6f1b0

Đối nhân xử thế, cần tránh việc chỉ biết duỗi không biết co, chỉ biết tiến không biết lùi, chỉ biết thể hiện chút khôn vặt của mình mà không biết “nhược ngu”, chỉ biết bộc lộ tài năng mà không biết có lúc cần giấu tài. Ở phương Tây có một cách nói: “Người Pháp giấu sự thông minh ở bên trong, người Tây Ban Nha thể hiện sự thông minh ra bên ngoài, kiểu người trước là thông minh thực sự, kiểu người sau là giả thông minh.”

Thời Tam Quốc nổi tiếng với kết cục bi thảm của tài tử Dương Tu, cũng có rất nhiều cách thuyết minh về vấn đề này. Người đời sau cũng có bài thơ rằng: “Thân tử nhân tài ngộ, phi quan dục thối binh”, ý nói cái chết của Dương Tu là bởi vì sự thông minh của ông gây ra, chính điều mà người ta gọi là: “Thông minh bị thông minh hại”. Sự thông minh của Dương Tu đối với người đại trí tuệ mà nói chỉ là chút khôn vặt, đại ngu xuẩn.

Điển cố “Hàn Tín chịu nhục chui háng” cũng là thể hiện “đại trí giả ngu”. Nếu khi ấy Hàn Tín lấy đầu kẻ vô lại bằng thanh bảo kiếm của mình, ông sẽ không phải chịu nỗi nhục chui dưới háng của hắn. Nhưng ông đã nhẫn chịu nỗi nhục này để tránh lấy đi một mạng người.

Hàn Tín có thể chui dưới hai chân của kẻ vô lại không phải hèn nhát, cũng không phải ngu ngốc. Đó là biểu hiện cao thượng của tâm đại nhẫn và đại trí. Sau này, Hàn Tín trở thành đại tướng quân của Hán Cao Tổ Lưu Bang và giúp ông sáng lập triều Hán. Công lao vĩ đại của Hàn Tín đối với triều Hán đã chứng minh ông là một bậc đại trí.

Điều mà người đại trí tuệ có thể làm được, chính là trong lòng biết rõ mà không thể hiện ra bên ngoài, tuyệt không thể hiện ra mình thông minh hơn người khác. Nếu Dương Tu biết rằng chút thông minh của mình sẽ mang lại tai họa cho bản thân thì chắc hẳn ông đã không thể hiện ra điều ấy. Cho nên, cổ nhân mói nói: “Sái tiểu thông minh nhân, đô bất thị chân chính đích trí giả”, người thích thể hiện cái khôn của mình, thể hiện mình thông minh thì đều không phải người thực sự có trí tuệ.

Theo:  xevathethao.vn copy link