Có tới 1/3 số mẫu được lấy vi phạm về hàm lượng, chất lượng Qua kiểm nghiệm thực phẩm chức năng trên thị trường Việt Nam năm 2010 đã phát hiện tới 1/3 số mẫu được lấy vi phạm về hàm lượng, chất lượng… TS. Trần Đáng, Chủ tịch hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trả lời trên VnMedia cho biết.
|
Trong số hơn 1.100 công ty, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng trong nước chỉ có một đơn vị đạt GMP.(Ảnh minh họa, nguồn internet) |
Hiện trên thị trường Việt Nam có hơn 1.700 loại thực phẩm chức năng, trong đó sản phẩm của doanh nghiệp trong nước sản xuất hiện chiếm 65% thị phần. Trong số hơn 1.100 công ty, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng trong nước chỉ có một đơn vị đạt GMP (thực hành sản xuất tốt). Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng vẫn chưa đặt ra các yêu cầu về GMP.
Các sản phẩm được phát hiện vi phạm chủ yếu sản xuất trong nước được quảng cáo với các
tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, tiểu đường,
tim mạch, loãng xương, suy giảm chức năng miễn dịch, suy giảm sức đề kháng.
Trước đó, ngày 24/6, an ninh kinh tế và quản lý thị trường Hà Nội cùng Cục An toàn
vệ sinh thực phẩm (
Bộ Y tế) kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng của Công ty CP thiết bị y tế Hoàng Gia đã phát hiện một lượng lớn thực phẩm chức năng có xuất xứ từ Trung Quốc không đảm bảo chất lượng như đã công bố.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trong kho hàng của công ty có 3.783 lọ thực phẩm chức năng các loại dạng viên nang; 27,5kg vỏ hộp, tem nhãn hàng hóa. Các sản phẩm của công ty này gồm Shark Cartilage Complex Blend-Allnature, Liquid Calcium plus Vitamin D3-Allnature và Super Omega3 Fish Oil Epa/DHA Allnature.
Các sản phẩm trên đều có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, được công ty nhập về rồi dán nhãn mác của công ty thể hiện sản phẩm được sản xuất tại Mỹ, từ mã vạch tới thông tin sản phẩm.
Thuốc kích thích trẻ thèm ăn: rất hại Peritol và Dynamogen là hai loại thuốc có
tác dụng phụ kích thích ăn nhiều, nhiều nước đã cấm dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Tại Việt Nam, nhiều bác sĩ vẫn kê toa khiến các bậc phụ huynh lo lắng.
Anh
Mai Thanh Bình, ngụ tại phường 17, đường Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp, TP.HCM, bạn đọc của SGTT phản ánh: con gái anh gần 14 tháng tuổi, có biểu hiện biếng ăn, ngậm lâu không chịu nuốt, dù cháu vẫn khỏe khỏe mạnh, sinh hoạt không có biểu hiện bất thường.
Được sự giới thiệu của một số người bạn có con bị biếng ăn, anh chị đưa con đến phòng khám tư của BS. Đ.Y.P ở đường Ngô Quyền, phường 6, quận 10 để khám. Sau khi khám, bác sĩ kết luận, bé bị thiếu 0,5kg,
chiều cao thiếu 1,5cm so với chuẩn. Sau đó bác sĩ kê hai toa thuốc, một trị viêm họng và một trị biếng ăn, nhưng cả hai đều có thuốc Peritol và Dynamogen. Bác sĩ nói, chỉ cần uống trong vòng một tháng bé sẽ tăng cân.
Sau khi dùng toa thuốc trên hai ngày, gia đình thấy con thay đổi hẳn, bú nhiều hơn và ăn bớt ngậm. "
, anh Mai Thanh Bình cho biết.
Thuốc rất có hại
Theo PGS.DS. Nguyễn Hữu Đức, khoa dược, trường đại học Y dược TP.HCM, thuốc Peritol thì thế giới đã cấm dùng cho trẻ dưới 2 tuổi từ lâu nhưng Việt Nam vẫn dùng. Peritol có chỉ định chữa dị ứng, gây buồn ngủ nên không dùng cho phụ nữ có thai, người cao tuổi và trẻ dưới 2 tuổi.
Thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng lên cơ quan thần kinh trung ương, gây ức chế, ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của trẻ. Còn thuốc Dynamogen là một sản phẩm có khả năng ngăn chặn sự suy nhược của cơ thể và tinh thần gây ra cảm giác chán ăn. Thuốc kích thích ăn ngon miệng, không được dùng cho phụ nữ có thai, trong thời kỳ cho con bú, trẻ đẻ non hoặc trẻ sơ sinh.
Dược sĩ Đỗ Văn Dũng, phó phòng quản lý Dược, sở Y tế TP.HCM, giải thích Peritol là biệt dược của thuốc chứa hoạt chất Cyproheptadin, là thuốc chống dị ứng (nổi mề đay, ngứa, sổ mũi, co thắt phế quản, viêm kết mạc mắt...). Cyproheptadin còn kích thích sự thèm ăn nên hay bị lạm dụng trị chứng chán ăn nhiều hơn là dùng trị dị ứng. Thuốc này có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, cho nên một số người kém ăn, khó ngủ thường chuộng. Nếu uống vào ban đêm sẽ dễ ngủ, uống vào ban ngày cảm thấy thèm ăn.
Tuy nhiên, Cyproheptadin không được chỉ định dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi vì có tác dụng kháng tiết cholin gây khô miệng, táo bón, nhìn mờ, khó tiểu tiện, lại ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương gây tình trạng ngầy ngật trong thời gian dài.
Tác dụng gây thèm ăn, tăng cân của thuốc này chỉ xuất hiện trong thời gian dùng thuốc, khi ngừng uống có thể bị tác dụng ngược: ăn mất ngon và sụt cân trở lại. Thuốc này cũng không được dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú (vì thuốc ức chế sự tiết sữa, thèm ăn, ăn thêm nhiều nhưng lại mất sữa). Do đó, nhiều nước cấm dùng thuốc này để kích thích thèm ăn mà chỉ duy trì để chống dị ứng. Ở Việt Nam, thuốc này vẫn đang lưu hành nhưng được khuyến cáo dùng chống dị ứng.
Tổng hợp)