Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ mới (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) đã bước đầu nghiên cứu sản xuất thành công sản phẩm viên nén thực phẩm chức năng sử dụng cho lực lượng tàu ngầm.
Sản phẩm có dạng viên nén, được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên. Viên nén được thiết kế theo tiêu chí thực phẩm cứu sinh (tối ưu về dinh dưỡng, tối thiểu về trọng lượng). |
Mỗi viên nén có khối lượng từ 3g đến 3,5g, năng lượng từ 8 Kcal/viên đến 10 Kcal/viên, được đóng gói phù hợp, thuận tiện trong sử dụng (sản phẩm dùng cho cá nhân được đóng gói dạng tuýp, dùng cho tập thể được đóng gói trong hộp thiếc). |
Sản phẩm được dùng để bổ sung hoàn thiện khẩu phần ăn hàng ngày hoặc có thể sử dụng thay thế bữa ăn trong tình huống cứu sinh, thủy thủ tàu ngầm có thể nhai, ngậm để bổ sung dinh dưỡng, chống oxi hóa, chống căng thẳng và mệt mỏi. Bộ Tư lệnh Hải quân và Viện Khoa học và Công nghệ quân sự đã có kế hoạch thử nghiệm sản phẩm trong thời gian sắp tới. |
Đây là một bữa ăn nhanh gọn trên tàu ngầm Victory được một nhiếp ảnh người Anh ghi lại |
Khu vực chế biến thức ăn cho các thủy thủ khá khiêm tốn và đơn giản. |
Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng để đón tàu ngầm Kilo đầu tiên vào năm nay. Cuối tháng 8 vừa qua, nhà máy Admiralty của Nga đã hạ thủy chiếc tàu ngầm này. Con tàu sẽ trải qua một loạt thử nghiệm trên biển trước khi chuyển giao cho Việt Nam. |
Trước đó, Việt Nam đã cứ đi đào tạo tại nước ngoài nhiều sĩ quan, thủy thủ tàu ngầm. Trong ảnh, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm các sĩ quan, thủy thủ tàu ngầm Hải quân Việt Nam đang học tập tại Trung tâm huấn luyện 125, thuộc Học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS) hồi tháng 4/2012 trước khi lực lượng này đi học tập tại nước ngoài. |
Hình ảnh các học viên Việt Nam đang được đào tạo về tàu ngầm tại Học viện Hải quân của Nga được báo quân sự Trung Quốc đăng tải |
Báo Trung Quốc dự đoán, rất có thể đây là những sĩ quan trẻ tiên phong của Việt Nam đang được đào tạo tại Nga về tàu ngầm để chuẩn bị xây dựng hạm đội tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam. |
Ngoài việc hợp tác với Nga trong lĩnh vực tàu ngầm, văm 2000, Việt Nam và Ấn Độ cũng ký một thỏa thuận quốc phòng trong đó có một điều khoản liên quan đến việc hải quân Ấn Độ đào tạo thủy thủ cho Việt Nam, kể cả thủy thủ tàu ngầm. Trong tháng 10/2002, Việt Nam đã yêu cầu Ấn Độ đào tạo về tàu ngầm, nhưng bốn năm sau, Ấn Độ mới thông báo bắt đầu đào tạo các sinh viên sĩ quan và sĩ quan hải quân Việt Nam. Hiện nay, Ấn Độ đang huấn luyện các quy trình thoát hiểm ở tàu ngầm cho các thủy thủ Việt Nam. |
Cùng với sản phẩm viên nén thực phẩm chức năng sử dụng cho lực lượng tàu ngầm, các nhà khoa học Viện Công nghệ mới cũng nghiên cứu, chế tạo thành công khẩu phần ăn dạng tuýp dùng cho bộ đội hoạt động trong điều kiện đặc biệt. Các khẩu phần ăn này có tác dụng tăng cường sinh lực, tăng cường miễn dịch, được bao gói phù hợp và thuận tiện trong sử dụng. Sản phẩm này đã được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cấp phép sản xuất và lưu hành, được thử nghiệm tại Đoàn Đặc công 126 và Lữ đoàn 147 (Quân chủng Hải quân). |
Ngoài ra, Viện Nghiên cứu ứng dụng Quân nhu (Cục Quân nhu, Tổng cục Hậu cần) cũng nghiên cứu thành công khẩu phần ăn phục vụ cho bộ binh làm nhiệm vụ đặc biệt và tác chiến trong điều kiện mới, khẩn trương, thực hiện tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn dài ngày. |