Tiếng gọi nhau xé ruột giữa cơn động đất Nhật Bản

02:57, Thứ ba 15/03/2011

( PHUNUTODAY ) - (Phunudoisong)- Các cụ già gọi tên người thân bên đống đổ nát, những em bé nằm nheo nhóc bên những trại lánh nạn...và nhiều người đã tìm thấy nhau trong nước mắt.

(Phunudoisong) - Trận động đất và cơn sóng thần kinh hoàng đi qua nhưng nó đã để lại những ám ảnh về thời khắc khủng khiếp nhất trong đời.... Các cụ già gọi tên người thân bên đống đổ nát, những em bé nằm nheo nhóc bên những trại lánh nạn...và nhiều người đã tìm thấy nhau trong nước mắt.

Khi trận động đất xảy ra, chị Nguyễn Thị Hà, một người Việt tại sống và làm việc tại Nhât Bản vừa bước vào phòng tắm thì thấy lắc lư. Vẫn biết là động đất nhưng không ngờ mức độ chấn động mạnh đến thế. Càng lúc càng thấy độ rung lắc mạnh. Mọi vật trong nhà đổ ngổn ngang. Chị vội vàng thu dọn chút quần áo và chạy bộ đến nhà trẻ đón con. Báo Dân Trí cho biết.

Bế con trai 4 tuổi Nguyễn Phú Minh Hưng (thường gọi là Uki), chị Hà chạy loạn theo sự chỉ dẫn của cảnh sát đến trụ sở an toàn lại trung tâm thành phố Sendai. 2 mẹ con ở đó cho đến đêm, cùng hàng ngàn người chờ đợi với khẩu phần bánh mì được phân phát.

Trời rét, lại có tuyết rơi. Khắp nơi tối om, không đèn. Điện thoại tê liệt. Chị chỉ nghe phong thanh tin ngoài cảng có sóng thần cao 8-10m, cuốn nhiều xe cộ ra biển. Cảnh sát cho biết đã có khoảng 200 người chết dọc bờ biển Sendai. Ngoài ra, chị không biết được thông tin nào khác về tình hình cộng đồng người Việt ở Sendai.

Các diễn biến về động đất chị được cập nhật “ngược” từ anh trai Tô Chính ở Việt Nam, thông tin anh đọc được từ báo chí trong nước. Qua anh trai chị mới biết 2 em trai khác đang chạy loạn tìm mình và cháu.

Khoảng 1h kém 10’, đang ngồi online tại cơ quan, nick chat Skype trên máy tính của anh Chính bỗng hiện cuộc gọi của em trai Hồng Quang đang du học tại Sendai với giọng gấp gáp, hốt hoảng: “Anh ơi. Động đất mạnh quá… Vẫn đang rung… Nhiều nhà đổ sập quá… Nhiều tiếng kêu la kinh hoàng quá”. Giọng Quang đứt quãng, câu được câu chăng.

Quang thông báo ngắn gọn cho anh trai là đang ở ngoài đường, chạy sang nhà xem chị Hà và cháu Uki xem sao. Đến đây thì cuộc gọi bất ngờ bị ngắt.

10 phút sau khi nhận được cuộc gọi voice chat gấp gáp của em trai, anh bấm liền gần 10 cuộc điện thoại cho người thân ở Sendai nhưng đều chỉ nhận được tín hiệu báo bận. Gọi sang số liên lạc một người quen ở phía nam Tokyo thì thấy tín hiệu chuông nhưng không ai nghe máy.

Cuối cùng, gọi được một người em qua Skype thì nghe thấy tiếng còi xe cứu thương, tiếng kêu lình xình trên đường phố. Tín hiệu vui mừng đầu tiên, anh Tô Chính biết tin em gái Nguyễn Thị Hà vẫn an toàn. Em Thu (một du học sinh quen biết, quê Hưng Yên) cũng bình an. Nhưng vẫn còn em Nhất (du học sinh quê Yên Lạc, Vĩnh Phúc) và cháu bé Uki thì vẫn chưa có tin tức gì từ nhà trẻ.

Chính nói em trai Hồng Quang về nhà lấy xe đạp, len lỏi đến tận trường học tìm Nhất vì nhiều khả năng bé Uki đã có người đón. Quang đến được trường của Nhất nhưng vẫn không tìm thấy em. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ, cuối cùng, anh nhận được thông tin đã tìm thấy Nhất. Một số người quen ở Sendai vẫn an toàn.
e
Một cụ già gọi tên người thân của mình giữa đống đổ nát hoang tàn - Ảnh: AFP

Trên báo Tuổi trẻ cũng đưa tin một phóng viên thường trú  tại Tokyo tên là Lucy Craft, sau trận động đất, đã tìm mọi cách để xác định vị trí của con trai cô, hiện đang theo học ở một trường rất gần tâm chấn ở Sendai. “Đường dây điện thoại không liên lạc được... Tôi không thể gọi con mình bằng điện thoại di động. Tôi không thể liên lạc với bất cứ ai ở đó. Tôi có số của thầy cô giáo, nhưng không thể gọi được. Tôi rất lo buồn” - Craft nói với CNN.
d
Một phụ nữ hốt hoảng báo hung tin cho người nhà tại một điểm lánh nạn ở TP Sendai - Ảnh: AFP

Còn Naomi Ishizawa 24 tuổi, nhân viên bán điện thoại đang làm việc khi trận động đất xảy ra vào giữa trưa. Cô cho biết phải đến khuya cô mới về được nhà ở bên ngoài Sendai và tìm kiếm bố mẹ cô. May là cả hai người không sao. Nhà của họ vẫn còn đứng vững, nhưng tất cả còn lại chỉ là nóc nhà và những bức tường. Cơn sóng thần đã dừng lại ngay trước khu dân cư của cô. Cách đó không xa, mọi nhà cửa đều tan hoang. Nhưng Ishizawa còn những người thân khác. “Cậu tôi và gia đình ông cũng sống trong khu vực nơi có rất nhiều người chết. Chúng tôi vẫn chưa liên lạc được với họ” - Ishizawa, nói.

Được biết, trong lúc này, dịch vụ Internet, đặc biệt là các trang mạng xã hội như Twitter và Google đang được coi là phương tiện tìm kiếm người thân hữu hiệu tại Nhật Bản. Dịch vụ tìm kiếm người của Google đã ghi nhận số lượng người truy cập ở mức cao kỷ lục. Ước tính có tới 45.000 người để lại lời nhắn trên website hỗ trợ tiếng Anh và tiếng Nhật này nhằm tìm kiếm thông tin người thân cũng như cung cấp thông tin về những người nằm trong vùng của thảm họa động đất. Tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế và của Nhật Bản cũng vừa mới tạo một website tương tự để người dân có thể để lại lời nhắn tìm thân nhân.

Phạm Lý (Tổng hợp)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc