Tìm hiểu khắc tinh số một của tàu ngầm Trung Quốc

06:32, Thứ năm 14/03/2013

( PHUNUTODAY ) - Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố, loại máy bay tuần tiễu chống ngầm do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo được mệnh danh “Khắc tinh số 1 của tàu ngầm Trung Quốc" đã kết thúc giai đoạn thử nghiệm, chính thức đưa vào sử dụng.

Ngày 12/3 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố, loại máy bay tuần tiễu chống ngầm do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo đã kết thúc giai đoạn thử nghiệm, chính thức đưa vào sử dụng.

Loại máy bay này được Nhật Bản nghiên cứu chế tạo để thay thế loại máy bay cùng chức năng là P-3C “Orion” mua của Mỹ đã hết thời hạn sử dụng. Ngay trong tháng này, 2 chiếc P-1 sẽ được triển khai đến căn cứ Atsugi, của lực lượng phòng vệ trên biển đóng tại Kanagawa.
Loại máy bay này được Nhật Bản nghiên cứu chế tạo để thay thế loại máy bay cùng chức năng là P-3C “Orion” mua của Mỹ đã hết thời hạn sử dụng. Ngay trong tháng này, 2 chiếc P-1 sẽ được triển khai đến căn cứ Atsugi, của lực lượng phòng vệ trên biển đóng tại Kanagawa.

 

Theo Kyodo, Nhật sẽ chế tạo khoảng 70 chiếc P-1 để thay cho 80 chiếc P-3C đã phục vụ trong lực lượng phòng vệ biển của Nhật hơn 30 năm qua
Theo Kyodo, Nhật sẽ chế tạo khoảng 70 chiếc P-1 để thay cho 80 chiếc P-3C đã phục vụ trong lực lượng phòng vệ biển của Nhật hơn 30 năm qua

 

Các tính năng tiên tiến của P-1 sẽ tăng cường rất mạnh khả năng tuần tra giám sát trên biển cho lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản.
Các tính năng tiên tiến của P-1 sẽ tăng cường rất mạnh khả năng tuần tra giám sát trên biển cho lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản.

 

P-1 là sản phẩm của công ty công nghiệp nặng Kawasaki (Kawasaki Heavy Industries), giá thành mỗi chiếc khoảng 20 tỷ yên (khoảng 210 triệu USD).
P-1 là sản phẩm của công ty công nghiệp nặng Kawasaki (Kawasaki Heavy Industries), giá thành mỗi chiếc khoảng 20 tỷ yên (khoảng 210 triệu USD).

 

Trên máy bay P-1 trang bị rất nhiều loại radar tiên tiến và thiết bị quan sát hiện đại do Nhật tự nghiên cứu, chế tạo, phạm vi hoạt động và khả năng trinh sát cao hơn hẳn loại máy bay P-3C của Mỹ.
Trên máy bay P-1 trang bị rất nhiều loại radar tiên tiến và thiết bị quan sát hiện đại do Nhật tự nghiên cứu, chế tạo, phạm vi hoạt động và khả năng trinh sát cao hơn hẳn loại máy bay P-3C của Mỹ.

 

P-1 được Nhật âm thầm phát triển từ năm 2001, nhưng trong quá trình phát triển xuất hiện một số vấn đề về kết cấu máy bay làm cánh và thân của nó xuất hiện các vết nứt, khiến Kawasaki phải điều chỉnh nguyên liệu kết cấu nên đến nay mới hoàn tất quá trình thử nghiệm và bàn giao.
P-1 được Nhật âm thầm phát triển từ năm 2001, nhưng trong quá trình phát triển xuất hiện một số vấn đề về kết cấu máy bay làm cánh và thân của nó xuất hiện các vết nứt, khiến Kawasaki phải điều chỉnh nguyên liệu kết cấu nên đến nay mới hoàn tất quá trình thử nghiệm và bàn giao.

 

Khác với máy bay P-3C sử dụng động cơ Turbin cánh quạt, P-1 lắp đặt 4 động cơ phản lực, về phạm vi tác chiến và tốc độ đều vượt trội P-3C, giúp nó rút ngắn 1/3 thời gian đến khu vực hoạt động so với P-3C, nhanh chóng phát hiện, truy lùng tàu ngầm địch, đây là một yêu cầu rất quan trọng trong chiến tranh hiện đại.
Khác với máy bay P-3C sử dụng động cơ Turbin cánh quạt, P-1 lắp đặt 4 động cơ phản lực, về phạm vi tác chiến và tốc độ đều vượt trội P-3C, giúp nó rút ngắn 1/3 thời gian đến khu vực hoạt động so với P-3C, nhanh chóng phát hiện, truy lùng tàu ngầm địch, đây là một yêu cầu rất quan trọng trong chiến tranh hiện đại.

 

P-1 có khả năng trinh sát phát hiện tàu ngầm ở độ sâu hàng trăm mét, có thể phán đoán được hình dạng và tính năng sơ bộ của tàu ngầm và lặng lẽ theo dõi. Đồng thời nó gửi các dữ liệu về tọa độ, kích thước sơ bộ, hướng di chuyển, độ sâu… của tàu ngầm về trung tâm chỉ huy bằng đường truyền số liệu, giúp trung tâm điều phối các lực lượng săn ngầm phối hợp tiêu diệt tàu ngầm địch. (Theo ANTĐ/Kyodo)
P-1 có khả năng trinh sát phát hiện tàu ngầm ở độ sâu hàng trăm mét, có thể phán đoán được hình dạng và tính năng sơ bộ của tàu ngầm và lặng lẽ theo dõi. Đồng thời nó gửi các dữ liệu về tọa độ, kích thước sơ bộ, hướng di chuyển, độ sâu… của tàu ngầm về trung tâm chỉ huy bằng đường truyền số liệu, giúp trung tâm điều phối các lực lượng săn ngầm phối hợp tiêu diệt tàu ngầm địch. (Theo ANTĐ/Kyodo)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc