Tình hình Biển Đông: Mưu đồ Trung Quốc, súng đạn Đài Loan

20:13, Thứ hai 13/08/2012

( PHUNUTODAY ) - Giới truyền thông và các quan chức TQ nói huỵch toẹt mưu đồ ở Biển Đông. Đồng thời Nghị sỹ Đài Loan thừa nhận dùng vũ lực chiếm đảo Ba Bình điều mà mà trước đây chưa quan chức nào từ phía TQ, Đài Loan dám thừa nhận.

Hôm nay giới truyền thông và các quan chức Trung Quốc  nói huỵch toẹt mưu đồ ở Biển Đông. Đồng thời Nghị sỹ Đài Loan thừa nhận dùng vũ lực chiếm đảo Ba Bình điều mà  mà trước đây chưa quan chức nào từ phía Trung Quốc, Đài Loan dám thừa nhận.

Trong một bài xã luận được website của tờ Nhân Dân Nhật báo đăng lại trong hôm nay,   13/8, mạng Tin tức Trung Quốc khẳng định Trung Quốc thực hiện những hành động khiêu   khích gần đây của họ là “những quả đấm liên hoàn” nhằm bảo vệ cái gọi là chủ quyền   và lợi ích của họ.
Trong một bài xã luận được website của tờ Nhân Dân Nhật báo đăng lại trong hôm nay, 13/8, mạng Tin tức Trung Quốc khẳng định Trung Quốc thực hiện những hành động khiêu khích gần đây của họ là “những quả đấm liên hoàn” nhằm bảo vệ cái gọi là chủ quyền và lợi ích của họ.

 

 Mạng Tin tức Trung Quốc đã điểm lại các hoạt động gây hấn mới đây của Trung Quốc   như thiết lập “thành phố Tam Sa” vào ngày 24/7, cử đội tàu hải giám tuần tra ở biển Đông   và cử đội tàu cá gồm 30 chiếc đến đánh bắt ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.   “Không khó để nhận thấy rằng ngoài các biện pháp ngoại giao, Trung Quốc cũng bảo vệ   chủ quyền và lợi ích bằng “các quả đấm liên hoàn”, bao gồm các biện pháp hành chính,   kinh tế và quân sự, cũng như sự kết hợp giữa các tổ chức chính quyền và phi chính   quyền”, bài xã luận viết.
Mạng Tin tức Trung Quốc đã điểm lại các hoạt động gây hấn mới đây của Trung Quốc như thiết lập “thành phố Tam Sa” vào ngày 24/7, cử đội tàu hải giám tuần tra ở biển Đông và cử đội tàu cá gồm 30 chiếc đến đánh bắt ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. “Không khó để nhận thấy rằng ngoài các biện pháp ngoại giao, Trung Quốc cũng bảo vệ chủ quyền và lợi ích bằng “các quả đấm liên hoàn”, bao gồm các biện pháp hành chính, kinh tế và quân sự, cũng như sự kết hợp giữa các tổ chức chính quyền và phi chính quyền”, bài xã luận viết.

 

Theo phân tích của chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Columbia (Mỹ) Andrew Nathan   cho biết Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ những yêu sách chủ quyền phi lý của họ.    “Trung Quốc sẽ không có lợi thế nào nếu họ thoái lui hoặc ngồi vào bàn đàm phán. Trung   Quốc sẽ không hạ nhiệt và tình thế hiện tại phản ánh một chiến lược lâu đời nhằm dần   dần xác lập chủ quyền của họ theo thời gian mà không lùi một phân”.
Theo phân tích của chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Columbia (Mỹ) Andrew Nathan cho biết Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ những yêu sách chủ quyền phi lý của họ. “Trung Quốc sẽ không có lợi thế nào nếu họ thoái lui hoặc ngồi vào bàn đàm phán. Trung Quốc sẽ không hạ nhiệt và tình thế hiện tại phản ánh một chiến lược lâu đời nhằm dần dần xác lập chủ quyền của họ theo thời gian mà không lùi một phân”.

 

 Trước đó, ngày 12/8, tờ New York Times cũng có bài viết tường thuật những diễn biến   gần đây ở biển Đông, đề cập đến đường lưỡi bò phi lý mà Trung Quốc vẽ ra tại khu   vực. Tờ báo nổi tiếng của Mỹ đã trích dẫn một cách mỉa mai những phát biểu của Giám   đốc Viện nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc Ngô Sĩ Tồn phân bua rằng Trung Quốc   không muốn kiểm soát toàn bộ biển Đông mà chỉ muốn có… 80%. Tương tự bài xã luận   của mạng Tin tức Trung Quốc, ông Ngô Sĩ Tồn, người cũng giữ chức Giám đốc Sở Ngoại   vụ tỉnh Hải Nam, tuyên bố không có hành động nào của Trung Quốc được thực hiện   không đúng thời điểm.
Trước đó, ngày 12/8, tờ New York Times cũng có bài viết tường thuật những diễn biến gần đây ở biển Đông, đề cập đến đường lưỡi bò phi lý mà Trung Quốc vẽ ra tại khu vực. Tờ báo nổi tiếng của Mỹ đã trích dẫn một cách mỉa mai những phát biểu của Giám đốc Viện nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc Ngô Sĩ Tồn phân bua rằng Trung Quốc không muốn kiểm soát toàn bộ biển Đông mà chỉ muốn có… 80%. Tương tự bài xã luận của mạng Tin tức Trung Quốc, ông Ngô Sĩ Tồn, người cũng giữ chức Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Hải Nam, tuyên bố không có hành động nào của Trung Quốc được thực hiện không đúng thời điểm.

 

Đài Loan tuyên bố sắp tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình thuộc Trường Sa, tiếp tục vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.Một số thành viên nghị viện của Đài Loan cũng sẽ đến quan sát cuộc diễn tập. Giới chức cho biết cuộc tập trận sẽ diễn ra trong tháng 9 nhưng không tiết lộ thời điểm cụ thể.
Đài Loan tuyên bố sắp tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình thuộc Trường Sa, tiếp tục vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.Một số thành viên nghị viện của Đài Loan cũng sẽ đến quan sát cuộc diễn tập. Giới chức cho biết cuộc tập trận sẽ diễn ra trong tháng 9 nhưng không tiết lộ thời điểm cụ thể.

 

 Đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam, từng lên án những việc   làm của Đài Loan
Đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam, từng lên án những việc làm của Đài Loan "là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam và gây căng thẳng trong khu vực", đồng thời yêu cầu phía Đài Loan chấm dứt các hoạt động và kế hoạch nói trên. “Mọi hoạt động của các bên tại khu vực quần đảo Trường Sa mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế".

 

 Gần đây, dân mạng TQ đã chụp được hình ảnh nhiều tàu chiến của Hải quân Trung   Quốc đang được chế tạo tại một nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải, trong đó một chiếc tàu   đổ bộ 071 đặc biệt thu hút sự chú ý. Nhìn vào hình ảnh, chiếc tàu đổ bộ này đã hoàn   thành cơ bản, bộ phận giàn giáo trên thân tàu đã dỡ bỏ. Có phân tích cho rằng, đây là tàu   vận tải đổ bộ 071 thứ ba, số hiệu 989, được đặt tên là Trường Bạch Sơn. Hiện nay, hai   tàu cùng loại khác là 998 Côn Luân Sơn và 999 Tỉnh Cương Sơn đã trang bị cho Hải quân   Trung Quốc – đều thuộc Hạm đội Nam Hải, hoạt động trên khu vực biển Đông.
Gần đây, dân mạng TQ đã chụp được hình ảnh nhiều tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đang được chế tạo tại một nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải, trong đó một chiếc tàu đổ bộ 071 đặc biệt thu hút sự chú ý. Nhìn vào hình ảnh, chiếc tàu đổ bộ này đã hoàn thành cơ bản, bộ phận giàn giáo trên thân tàu đã dỡ bỏ. Có phân tích cho rằng, đây là tàu vận tải đổ bộ 071 thứ ba, số hiệu 989, được đặt tên là Trường Bạch Sơn. Hiện nay, hai tàu cùng loại khác là 998 Côn Luân Sơn và 999 Tỉnh Cương Sơn đã trang bị cho Hải quân Trung Quốc – đều thuộc Hạm đội Nam Hải, hoạt động trên khu vực biển Đông.

 

 Hôm qua, hãng thông tấn Bernama của Malaysia đưa tin cho biết, Malaysia và Trung   Quốc đã nhất trí rằng bất kỳ tranh chấp lãnh thổ hoặc xung đột nào trên Biển Đông cũng   nên được giải quyết một cách hòa bình thông qua các cuộc thảo luận.  Theo Ngoại   trưởng Malaysia Datuk Seri Anifah Aman, các nước nên nhận thức rõ tầm quan trọng của   ngoại giao, đặc biệt là các quốc gia liên quan tới tranh chấp, để hướng tới các cuộc đối   thoại nhằm giải quyết các bất đồng, đảm bảo hòa bình trong khu vực.
Hôm qua, hãng thông tấn Bernama của Malaysia đưa tin cho biết, Malaysia và Trung Quốc đã nhất trí rằng bất kỳ tranh chấp lãnh thổ hoặc xung đột nào trên Biển Đông cũng nên được giải quyết một cách hòa bình thông qua các cuộc thảo luận. Theo Ngoại trưởng Malaysia Datuk Seri Anifah Aman, các nước nên nhận thức rõ tầm quan trọng của ngoại giao, đặc biệt là các quốc gia liên quan tới tranh chấp, để hướng tới các cuộc đối thoại nhằm giải quyết các bất đồng, đảm bảo hòa bình trong khu vực. "Cuộc thảo luận của chúng tôi đã diễn ra rất tích cực và tôi tin rằng mối quan hệ song phương giữa Malaysia và Trung Quốc sẽ tiếp tục được tăng cường".

 

Ngược lại, ngày 10/8, theo hãng tin Hoa ngữ DWNews cơ quan phụ trách điều tra dân ý của Philippines mang tên Trạm Khí tượng xã hội (SWS) công bố kết quả điều tra: 55% người Philippines bày tỏ “không có chút lòng tin nào đối với Trung Quốc”, 19% “còn tin Trung Quốc”. Đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 1994 khi việc điều tra thái độ đối với Trung Quốc bắt đầu. Có thể thấy, những hành động thù địch của Trung Quốc đối với Philippines ở biển Đông như đưa tàu đến bãi cạn Scarborough, tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” gồm cả một phần lãnh thổ mà Philippines tuyên bố chủ quyền… đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thái độ, tình cảm của dân chúng nước này đối với Trung Quốc. (Tổng hợp TNO,GDVN,TTXVN)
Ngược lại, ngày 10/8, theo hãng tin Hoa ngữ DWNews cơ quan phụ trách điều tra dân ý của Philippines mang tên Trạm Khí tượng xã hội (SWS) công bố kết quả điều tra: 55% người Philippines bày tỏ “không có chút lòng tin nào đối với Trung Quốc”, 19% “còn tin Trung Quốc”. Đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 1994 khi việc điều tra thái độ đối với Trung Quốc bắt đầu. Có thể thấy, những hành động thù địch của Trung Quốc đối với Philippines ở biển Đông như đưa tàu đến bãi cạn Scarborough, tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” gồm cả một phần lãnh thổ mà Philippines tuyên bố chủ quyền… đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thái độ, tình cảm của dân chúng nước này đối với Trung Quốc. (Tổng hợp TNO,GDVN,TTXVN)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc