(Ảnh nóng) - Trong khi dư luận quốc tế kêu gọi Trung Quốc và Asean duy trì hòa bình trên Biển Đông, Trung Quốc lại càng thể hiện ngày càng hung hăng bằng hàng loạt hành động gây căng thẳng mới.
Ngày 26/7 Nhật báo Philippines Daily Inquirer, đưa tin khoảng 20 tàu cá Trung Quốc, với sự hộ tống của ít nhất 2 khu trục hạm, đã được triển khai xung quanh đảo Thị Tứ trong động thái tiếp theo làm gia tăng căng thẳng ở khu vực quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. |
Đảo Thị Tứ, rộng khoảng 37 hecta, là đảo lớn thứ hai trong quần đảo Trường Sa. Ngày 21/12/1933, theo một nghị định sáp nhập các đảo ở Trường Sa dưới thời Pháp thuộc, đảo Thị Tứ được sáp nhập vào địa phận tỉnh Bà Rịa. Ngoài Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đối với đảo này. Kể từ những năm 1970 Philippines đã chiến đóng đảo này, nằm cách Palawan của Philippines 480 km về phía Tây Nam và gọi đây là đảo Pag- asa. |
Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Hạ viện Philippines, Muntinlupa Rep. Rodolfo Biazon vừa lên tiếng kêu gọi chính phủ nước này cử một đội tàu đánh cá ra biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng hung hăng kéo cả đội tàu cá ra quần đảo Trường Sa đánh bắt trái phép. Theo ông cho hay, “hạm đội tàu cá” sẽ là cách để Philippines thể hiện yêu cầu, tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. |
Tuyên bố của tổng thống Philippines, Benigno Aquino cho biết sẵn sàng tự vệ nếu xảy ra xung đột vũ trang trên Biển Đông, nhưng vẫn ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình. |
Mới đây, Thượng viện Philippines thông qua “Hiệp ước về Quy chế các lực lượng viếng thăm” với Australia giúp đa dạng hóa quan hệ quốc phòng của Philippines, đó cơ sở pháp lý để gia tăng sự có mặt của quân đội Australia tại nước này trong nỗ lực nhằm làm Trung Quốc phải dè chừng nếu muốn có thêm nhiều hành động gây hấn với Philippines. Hiệp ước này có thể được coi là một trong những biện pháp ngoại giao phòng ngừa nhiều hơn là bảo vệ Philippines. |
Tiếp đến, Ngày 27/7, các phương tiện truyền thông TQ đưa tin Bắc Kinh vừa bổ nhiệm các chỉ huy quân sự tại đơn vị đồn trú mới thành lập trong khu vực Biển Đông của Việt Nam, đây là bước đi mới nhất trong chuỗi sự kiện thể hiện mưu đồ đen tối đối với các quần đảo tranh chấp trong khu vực. |
Trước hàng loạt hành động của Trung Quốc gây căng thẳng Biển Đông, nhiều nghị sỹ Mỹ đã lên tiếng kêu gọi ASEAN và Trung Quốc duy trì hòa bình trên Biển Đông. Trong đó, Thượng nghị sĩ John Kerry – đảng Dân chủ, Richard Lugar – đảng Cộng hòa, John McCain – đảng Cộng hòa, Jim Webb – đảng Dân chủ, James Inhofe – đảng Cộng hòa và Joe Lieberman – độc lập, đã giới thiệu một nghị quyết trong tuần này nhằm thúc đẩy Trung Quốc và ASEAN hoàn thành bộ quy tắc COC dàn xếp các tranh chấp trên Biển Đông và các lĩnh vực hải dương khác trước khi các căng thẳng đi xa hơn. |
Theo đánh giá của Giáo sư Kishore Mahbubani, Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore, phê phán Trung Quốc “bắt đầu có những sai lầm nghiêm trọng”, thể hiện qua hội nghị ASEAN ở Campuchia. Theo ông, việc làm của Bắc Kinh đã làm nước này mất 20 năm gây dựng thiện chí với ASEAN. Giáo sư Mahbubani còn nhận định rằng đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) có thể sẽ chỉ là cái cùm lớn đeo vào cổ Trung Quốc.(Trong ảnh: Cầu cảng do Trung Quốc xây dựng trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa) |
Trong chiến dịch truyền thông tuyên truyền bóp méo về cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, ngày càng có nhiều hình ảnh, thông tin về lực lượng quân sự Trung Quốc hoạt động trên các đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép. |
Những hình ảnh về quan đội, cơ sở hạ tầng phục vụ lực lượng hải quân chiếm đóng trái phép ở Trường Sa được đăng tải trên tờ Sina, động thái này không những làm rối thông tin và tuyên truyền sai trái đến một bộ phận công luận, đồng thời thông qua đó Bắc Kinh ngầm gửi thông điệp về việc tăng cường phi pháp thực lực sức mạnh quân sự của Trung Quốc với các bên liên quan. Bắc Kinh đã đầu tư thường xuyên, liên tục và ngày càng nhiều cho các lực lượng đồn trú trái phép trên các đảo họ chiếm đóng ở Trường Sa và Hoàng Sa |
Vừa qua, Việt Nam cũng công bố nhiều tấm bản đồ cổ của phương Tây góp phần minh chứng từ hơn 5 thế kỷ trước, Việt Nam đã xác lập chủ quyền quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.(Tổng hợp TTXVN,VnE, DT) |