Tổ Tiên khuyên bảo: 'Ở đời có 4 cái ngu', con cháu nên ghi nhớ

14:00, Chủ nhật 16/02/2025

( PHUNUTODAY ) - Đây là những điều ngu dốt người xưa khuyên con cháu không nên phạm phải.

Thuở xa xưa, khi chữ viết chưa phổ biến, con người thường truyền đạt kinh nghiệm sống và quan niệm về cuộc đời qua lời kể, dưới dạng những câu hát dân gian không theo khuôn khổ giai điệu cố định.

Để dễ ghi nhớ, những câu hát này thường được sáng tác theo thể thơ lục bát. Một trong những câu ca dao nổi tiếng đã đúc kết kinh nghiệm thực tiễn rằng:“Ở đời có bốn cái ngu/Làm mai, nhận nợ, gác cu, cầm chầu.”

Cái ngu “Làm mai”

Theo quan niệm dân gian, làm mai mối được xem là điều dại dột đứng đầu trong bốn cái ngu của đời người. Khác với dịch vụ mai mối chuyên nghiệp ngày nay, việc làm mai thời xưa thường do một người trong làng đứng ra giới thiệu, kết nối hai gia đình quen biết nhau để tiến tới hôn nhân. Họ không có lợi ích kinh tế đáng kể, đôi khi chỉ nhận chút quà hay tiền trà nước từ gia đình đôi bên.

Theo quan niệm dân gian, làm mai mối được xem là điều dại dột đứng đầu trong bốn cái ngu của đời người.

Theo quan niệm dân gian, làm mai mối được xem là điều dại dột đứng đầu trong bốn cái ngu của đời người.

Tuy nhiên, mai mối không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nếu đôi trẻ sống hạnh phúc, người làm mai có thể nhận lời cảm ơn, nhưng nếu cuộc hôn nhân không thuận hòa, họ lại trở thành người bị trách móc. Gia đình hai bên có thể đổ lỗi rằng người làm mai đã không tìm hiểu kỹ hoặc cung cấp thông tin không chính xác.

Thực tế, không ai có thể hiểu hết mọi điều về gia đình người khác. Có những trường hợp, người làm mai không chỉ bị chỉ trích mà còn bị xa lánh, thậm chí mang tiếng xấu trong làng xóm. Chính vì vậy, ông bà ta xếp làm mai vào một trong những điều “ngu” nhất của đời người.

Ngày nay, khi xã hội phát triển, việc tìm hiểu và hẹn hò trước hôn nhân trở nên phổ biến hơn, vai trò của người làm mai cũng nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, dù trong thời đại nào, làm mai vẫn cần sự cẩn trọng để tránh những rắc rối không đáng có.

Cái ngu “Lãnh nợ”

Cái ngu thứ hai mà ông bà ta nhắc đến là lãnh nợ, tức đứng ra bảo lãnh cho người khác vay tiền. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, người vay trả đúng hạn, thì không có gì đáng nói. Nhưng trong thực tế, những người đi vay thường gặp khó khăn tài chính, khả năng trả nợ thấp, kéo theo nhiều hệ lụy.

Nếu người vay không có khả năng chi trả, người bảo lãnh sẽ bị chủ nợ truy đòi, còn người vay thì có thể quay sang trách móc, thậm chí lẩn tránh. Điều này khiến người đứng ra bảo lãnh rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, mất lòng cả đôi bên, thậm chí còn chịu tổn thất về tài chính.

Chính vì những rủi ro này, cha ông ta đã dạy rằng bảo lãnh nợ là hành động dại dột, dễ chuốc lấy phiền phức và rước họa vào thân.

Cái ngu thứ hai mà ông bà ta nhắc đến là lãnh nợ, tức đứng ra bảo lãnh cho người khác vay tiền.

Cái ngu thứ hai mà ông bà ta nhắc đến là lãnh nợ, tức đứng ra bảo lãnh cho người khác vay tiền.

Cái ngu “Gác cu”

Từ xưa đến nay, gác cu là một thú vui tao nhã được nhiều người yêu thích, nhưng đồng thời cũng tiêu tốn không ít công sức và thời gian. Để bẫy được chim cu, người chơi phải dày công chọn lựa, chăm sóc và huấn luyện một con chim mồi sao cho thuần thục. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn, tốn kém cả tiền bạc lẫn thời gian.

Tuy nhiên, thú chơi này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Không ít lần, người chơi bỏ ra bao công sức mà vẫn không bắt được con chim nào, thậm chí con chim mồi cũng có thể bay mất. Sự vô tình của loài chim này khiến những người đam mê gác cu đôi khi bị chê là “ngu ngốc” vì phí công vô ích cho một thú vui đầy may rủi.

Cái ngu “Cầm chầu”

Cầm chầu là một vị trí quan trọng trong các buổi hát ca trù hoặc hát ả đào ngày xưa. Người cầm chầu sẽ ngồi trước trống chầu, sử dụng tiếng trống để tán thưởng hoặc chê trách ca nương và kép đàn sau mỗi câu hát, khổ đàn. Họ đóng vai trò như một vị giám khảo, có thể trực tiếp ảnh hưởng đến cảm xúc và danh tiếng của người biểu diễn.

Tuy nhiên, công việc này không chỉ đòi hỏi sự am hiểu về nghệ thuật mà còn dễ gây mất lòng người khác. Nếu đánh chầu khen ngợi, có thể bị cho là thiên vị; nếu chê bai, rất dễ khiến ca nương hay kép đàn phật ý. Hơn nữa, cầm chầu thường đi kèm với việc tiêu tốn nhiều tiền bạc, mà đôi khi chẳng nhận lại được gì ngoài những phiền phức. Vì thế, ông bà ta khuyên rằng, muốn sống yên ổn thì tốt nhất đừng dính vào việc này, bởi lợi chẳng thấy đâu, chỉ thấy rắc rối.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Quỳnh Trang