Trong văn hóa Á Đông, bàn ăn không chỉ là nơi dùng bữa mà còn là không gian thiêng liêng gắn kết các thành viên trong gia đình. Người xưa quan niệm “bàn ăn là nơi giữ lửa tổ ấm”, không khí trên bàn ăn chính là không khí của cả gia đình. Tổ Tiên có câu: “Bàn ăn tuyệt đối đừng để 3 thứ nếu muốn gia đình hòa thuận, ăn nên làm ra.” Hãy xem nó là gì khi xét về mặt văn hóa nhé!

Đừng để sự im lặng căng thẳng ngự trị bàn ăn
Sự im lặng chính là liều thuốc độc giết chết các mối quan hệ. Điều đầu tiên cần tránh trên bàn ăn chính là sự im lặng kéo dài một cách căng thẳng. Sự im lặng vốn dĩ không phải là một “vật thể” cụ thể, nhưng là “bầu không khí” có thể làm rạn nứt mối quan hệ.
Bạn có biết rằng, bàn ăn là nơi quan trọng để xây dựng kết nối cảm xúc giữa các thành viên, đặc biệt là với trẻ em. Nếu các bữa ăn thường xuyên diễn ra trong sự im lặng, không khí căng thẳng mệt mỏi kéo dài thì theo thời gian, các thành viên sẽ dần xa cách, thiếu sự thấu hiểu và đồng cảm. Nếu một bữa ăn mà các thành viên cùng vui vẻ, chuyện trò, khen ngợi tràn đầy hạnh phúc thì chứng tỏ gia đình đang ngày càng tốt lên.
Đừng đặt điện thoại, thiết bị điện tử lên bàn ăn
Nhiều người thích sử dụng điện thoại trên bàn ăn, tuy nhiên thói quen này rất xấu. Một số người vừa ăn vừa lướt mạng xã hội, xem tin tức, hoặc trả lời tin nhắn. Hành vi này không chỉ làm mất đi sự tôn trọng đối với người cùng bàn, mà còn làm suy giảm chất lượng của các bữa ăn gia đình.
Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học hành vi chia sẻ, việc sử dụng thiết bị điện tử trong bữa ăn sẽ giảm đáng kể khả năng tương tác giữa các thành viên, làm loãng sự chú ý và giảm cảm xúc tích cực giữa các thành viên. Trẻ nhỏ nhìn thấy cha mẹ làm điều này sẽ có xu hướng học theo, luôn chú tâm vào điện thoại thay vì ăn uống, dần dần chúng sẽ bị phụ thuộc vào các thiết bị điện tử, không tập trung vào những việc khác nữa.

Đừng để lời cãi vã hay chỉ trích xuất hiện trên bàn ăn
Nhiều người ngồi vào bàn ăn với tâm trạng bực bội, khó khăn, họ mang theo tâm trạng tồi tệ ngoài đường, ở nơi làm việc về nhà. Hãy nhớ, bàn ăn không nên trở thành “chiến trường” của những mâu thuẫn chưa được giải quyết.
Nhiều người vì không kiềm chế được cảm xúc đã chọn lúc cả nhà ngồi ăn để phê bình, trách móc nhau, dẫn đến không khí nặng nề, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe. Thậm chí, nhiều cha mẹ còn chọn lúc ăn uống để trách mắng, quát tháo, chì chiết con cái thậm tệ. Đây là thói quen cực xấu, gây ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của trẻ, làm không khí gia đình tệ hại.