(Phunutoday) - “Cháu nó ngoan lắm, chịu ăn chịu chơi như bao đứa trẻ khác. Cháu rất ít khi tỉnh giấc nửa đêm, họa hoằn lắm mới có vài hôm nhưng chỉ nằm đó huơ chân múa tay rồi lại ngủ tiếp chứ không khóc gắt quấy mẹ bao giờ. Vậy mà mấy hôm nay… đêm nào tôi cũng nằm mơ thấy bé Quốc và cầu mong cháu nó mau tỉnh lại. Tất cả là tại tôi, tôi đã hại con tôi rồi…”. Giọng chị Hương (mẹ cháu Cường Quốc, quê Hưng Yên) nghẹn lại khi nhắc về đứa con tội nghiệp đang hôn mê trong phòng cách li.
Cái giá cho sự cả tin vào “lang băm”
Hai ngày qua, chi Hoàng Thị Hương ( Bình Kiều, Khoái Châu, Hưng Yên) suy sụp tinh thần vì lo cho đứa con mình là bé Nguyễn Hữu Cường Quốc đang bị hôn mê sâu, được điều trị trong phòng cách li trong khoa Hồi sức cấp cứu (BV Nhi TW).
“Tội nghiệp cháu còn nhỏ dại, mới 6 tháng tuổi mà đã ra cơ sự này. Tất cả là do lỗi của tôi đã mù quáng khi tin vào bà lang băm đó. Giá mà tôi có thể nằm thay cho cháu”. Chị Hương nghẹn ngào nói.
Cái giá cho sự cả tin vào “lang băm”
Hai ngày qua, chi Hoàng Thị Hương ( Bình Kiều, Khoái Châu, Hưng Yên) suy sụp tinh thần vì lo cho đứa con mình là bé Nguyễn Hữu Cường Quốc đang bị hôn mê sâu, được điều trị trong phòng cách li trong khoa Hồi sức cấp cứu (BV Nhi TW).
“Tội nghiệp cháu còn nhỏ dại, mới 6 tháng tuổi mà đã ra cơ sự này. Tất cả là do lỗi của tôi đã mù quáng khi tin vào bà lang băm đó. Giá mà tôi có thể nằm thay cho cháu”. Chị Hương nghẹn ngào nói.
Bé Nguyễn Hữu Cường Quốc bị nhiễm hàm lượng chì vượt quá 7 lần cho phép do uống thuốc cam của “lang băm”. |
Được biết, khi bé Quốc được 3 tháng tuổi thì có biểu hiện của bệnh táo bón và miệng hôi. Chị Hương liền nhờ dì của cháu đang công tác trên Hà Nội mua thuốc cam Tùng Lộc về để chữa trị và kích thích cháu ăn uống. Sau khi lấy về cho cháu Quốc uống thì cháu có biểu hiện đỡ hơn trước rất nhiều. Thấy thế chị Hương mới cho cháu ăn tiếp 2 tháng nữa rồi mới thôi. Sau khoảng nửa tháng không uống thuốc cam Tùng Lộc nữa thì cháu Quốc “đi ngoài” có bọt và vón cục trở lại. Do quá sốt sắng nên chị Hương đã đi hỏi người trong xã và chạy đi mua thuốc cam của bà Giang (thường được gọi là Giang “vổ”, là một thầy lang trong xã) tại chợ Bái , xã Bình Kiều, huyện Khoái Châu (cách nhà chị Hương 3km).
“Bà ấy bán cho tôi loại gói thuốc nhỏ với giá 10 nghìn và bảo về cho cháu uống đều đặn và lâu dài. Người dân quê chúng tôi quanh năm quanh quẩn với đồng ruộng có biết thế nào là giả thế nào là thật đâu mà phân biệt. Chỉ thấy thầy thuốc bảo thế nào thì nghe theo thế mà thôi”. Chị Hương tâm sự.
Sau khi bé Quốc ăn hết nửa gói thì có biểu hiện nôn mửa và ngất. Hoảng sợ trước triệu chứng của con, chị Hương liền đưa con tới bệnh viện huyện gần nhà để chữa trị. Tuy nhiên, bác sĩ tại đây đã không chẩn đoán được bệnh của bé Quốc nên chuyển thẳng lên bệnh viện Nhi Trung Ương.
Gia đình khó khăn, cả năm chị Hương chỉ quanh quẩn với mấy sào ruộng. Chồng đi xuất khẩu lao động, ở nhà chỉ có chị, em gái nên khi xảy ra sự việc, người phụ nữ đó vốn yếu đuối lại càng trở nên yếu đuối, suy sụp hơn…
Nếu cháu được phát hiện ra bệnh sớm hơn thì…
Bên cạnh giường bệnh của cháu Quốc là một người phụ nữ tiều tụy, kham khổ. Hai mắt chị sưng húp có lẽ một phần do khóc và một phần do thức trắng đêm vì lo cho đứa con bé bỏng của mình. Sự mệt mỏi và tủi thân hiện rõ qua đôi mắt của người mẹ trẻ.