TP.HCM thương dân hơn Hà Nội

07:05, Thứ năm 11/07/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) Nhưng ngành y tế thành phố đang phải chịu trách nhiệm khám, chữa bệnh cho người bệnh của cả khu vực phía Nam

(Đời sống) - Lo ngại người dân sẽ không chịu nổi thêm cú sốc tăng giá nên TP.HCM đã đề nghị hoãn tăng giá viện phí dù các tỉnh thành khác đã đề xuất tăng viện phí.



Theo thông tin trên báo VNE, từ ngày 4/7, UBND TP đã có tờ trình gửi HĐND TP đề nghị xem xét thông qua việc tăng viện phí theo thông tư liên tịch của Bộ Y tế - Bộ Tài chính (năm 2012) quy định mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước. Tuy nhiên, đến ngày khai mạc (10/7) UBND TP bất ngờ "rút" tờ trình này.

Tại tờ trình vừa nêu, UBND TP cho rằng thông tư liên tịch đã có hiệu lực từ 15/4 năm ngoái, đến nay hơn 60 tỉnh thành điều chỉnh viện phí nhưng TP.HCM vẫn chưa thực hiện. Mặt khác, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo sớm trình HĐND TP xem xét, quyết định giá viện phí trong năm 2013.

Hàng năm ngân sách thành phố phải cấp cho ngành y tế đều tăng (năm 2012 là 2.054 nghìn tỷ đồng, năm 2013 cấp 2.415 nghìn tỷ đồng, tăng 17,6%). Nhưng ngành y tế thành phố đang phải chịu trách nhiệm khám, chữa bệnh cho người bệnh của cả khu vực phía Nam (khoảng 30% bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện thành phố là từ các tỉnh, thành trong cả nước).

Lo dân sốc vì tăng giá, TP.HCM chưa tăng viện phí vội
Lo dân sốc vì tăng giá, TP.HCM chưa tăng viện phí vội


Theo đề xuất trước đó của UBND TP, ước tính tỷ lệ tăng bình quân trên tổng số các dịch vụ kỹ thuật là 149% (1,49 lần). UBND TP cho biết kết quả thẩm định giá điều chỉnh viện phí cho thấy các bệnh viện ở thành phố xây dựng giá căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh và các định mức kỹ thuật tiên tiến của Bộ Y tế. Tỷ lệ bình quân mức giá các bệnh viện xây dựng đã được thẩm định bằng 90% khung giá tối đa qui định tại thông tư liên tịch số 4.

Đánh giá tác động của việc đề xuất tăng viện phí đối với người sử dụng dịch vụ y tế và đời sống người dân, UBND TP khẳng định người dân được sử dụng các dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn cả về chất lượng chuyên môn lẫn phục vụ. Đồng thời cũng cho rằng, trong tổng chi phí khám chữa bệnh thì chi phí thuốc và vật tư chiếm 60%; chi phí các dịch vụ kỹ thuật chiếm 40%. Do vậy việc điều chỉnh giá viện phí lần này chỉ điều chỉnh tăng ở phần 40% phí các dịch vụ kỹ thuật, còn thuốc và vật tư được tính theo giá mua vào của bệnh viện.

Trong Nghị quyết số 48/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành 4/4, quy định rõ 3 bộ Công Thương, Tài chính, Y tế phải điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu, giá dịch vụ y tế hợp lý, “không dồn vào một thời điểm” nhằm tránh tác động gây tăng giá đột biến. Ngày 28/6, giá xăng bất ngờ tăng gần 400 đồng/lít. Sau hàng loạt cú sốc tăng giá, người dân thực sự sốc vì giá xăng tăng kèm theo nhiều chi phí sinh hoạt tăng theo. Tính đến thời điểm này, chỉ có riêng TP.HCM đi ngược với thông tư liên tịch của Bộ Y tế năm 2012 về điều chỉnh viện phí nhưng vẫn đi đúng hướng quyết định số 48 trên vì tránh cho người dân gặp phải cú sốc về giá. Ngày 11/7, kỳ họp HĐND TP.HCM sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 16 chức danh do HĐND bầu.

Trong khi đó, ngày 6/7, HĐND TP Hà Nội đã nhất trí điều chỉnh giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh áp dụng cho sơ sở y tế công lập trên địa bàn TP. Theo đó, mức điều chỉnh một số dịch vụ khám, chữa bệnh áp dụng cho sơ sở y tế công lập trên địa bàn TP bằng 75% mức trần quy định trong thông tư liên tịch số 04, áp dụng từ 1/8/2013 và bằng 100% mức trần quy định trong thông tư liên tịch số 04 áp dụng từ năm 2016.
 
Theo tính toán của UBND thành phố, mức tăng giá các dịch vụ bình quân khoảng 2 lần so với mức giá đang áp dụng tại các bệnh viện công của Hà Nội. Trong chiều 4/7, HĐND TP Hà Nội đã công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 18 chức danh cán bộ lãnh đạo do cơ quan này bầu và phê chuẩn.

Kết quả, dẫn đầu số phiếu "tín nhiệm cao" là bà Ngô Thị Doãn Thanh, Chủ tịch HĐND TP, với 87/93 phiếu (91,58%); kế đó là Giám đốc Công an TP - ông Nguyễn Đức Chung - với 68 phiếu (chiếm 71,58%). Chủ tịch UBND TP - ông Nguyễn Thế Thảo - đạt 59 phiếu (62,1%), đứng thứ 6 về phiếu tín nhiệm cao trong danh sách 18 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm đợt này. Người có nhiều phiếu tín nhiệm thấp nhất là ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH, với 23 phiếu.

Trước đó, báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) năm 2012, thủ đô Hà Nội tụt 15 bậc, trong khi TP HCM tăng 7 bậc và Đồng Tháp vươn lên đứng đầu đạt 63,79 điểm. Rõ ràng, người dân Hà Nội không còn nhiều niềm tin vào thủ đô của mình nhất là bộ máy hành chính công còn quá ì ạch.
 

  • PV (Tổng hợp)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Tin nên đọc