TQ hoành hành Biển Đông,Nhật liên kết quân sự đối phó

05:40, Thứ sáu 30/11/2012

( PHUNUTODAY ) - TQ thể hiện sức mạnh quân sự trên biển bằng các cuộc tập trận, hay cho phép cảnh sát biển tấn công tàu nước ngoài còn Nhật đang có chính sách liên kết quân sự, đối phó Trung Quốc là tin tức thời sự chính ngày 29/11.

TQ ngày càng thể hiện sức mạnh quân sự trên biển bằng các cuộc tập trận, hay cho phép cảnh sát biển tấn công tàu nước ngoài còn Nhật đang có chính sách liên kết quân sự, đối phó Trung Quốc là tin tức thời sự chính ngày 29/11.

Hôm nay (29/11), truyền thông Trung Quốc loan tin nước này đã trao cho cảnh sát biển quyền tấn công và trục xuất tàu thuyền nước ngoài tiến vào vùng biển đang xảy ra tranh chấp trên khu vực Biển Đông.
Hôm nay (29/11), truyền thông Trung Quốc loan tin nước này đã trao cho cảnh sát biển quyền tấn công và trục xuất tàu thuyền nước ngoài tiến vào vùng biển đang xảy ra tranh chấp trên khu vực Biển Đông.

 

Ngay trong tuần này, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã thông qua hàng loạt quy định mới cho phép cảnh sát địa phương
Ngay trong tuần này, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã thông qua hàng loạt quy định mới cho phép cảnh sát địa phương "tấn công, bắt giữ và trục xuất tàu thuyền nước ngoài tiến vào khu vực biển của tỉnh Hải Nam một cách bất hợp pháp", tờ Thời báo Hoàn Cầu viết. Theo nguồn tin từ Tân Hoa Xã, những hành động được quy vào tội trái phép các trong loạt quy định trên bao gồm "tiến vào vùng biển và thả neo bất hợp pháp hay tiến hành các chiến dịch tuyên truyền gây nguy hại tới an ninh quốc gia của Trung Quốc".

 

Tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã lên đường đến phía Tây Thái Bình Dương tiến hành cuộc tập trận thường niên trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền Điếu Ngư/Senkaku vẫn chưa có tín hiệu lắng xuống. Tân Hoa Xã không đưa chi tiết về số lượng tàu chiến Trung Quốc tham gia tập trận, nhưng cho biết, các tàu chiến của Trung Quốc thực hiện nhiều nhiệm vụ, trong đó có cả diễn tập các hoạt động quân sự, tìm kiếm, cứu hộ và đảm bảo yểm trợ...
Tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã lên đường đến phía Tây Thái Bình Dương tiến hành cuộc tập trận thường niên trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền Điếu Ngư/Senkaku vẫn chưa có tín hiệu lắng xuống. Tân Hoa Xã không đưa chi tiết về số lượng tàu chiến Trung Quốc tham gia tập trận, nhưng cho biết, các tàu chiến của Trung Quốc thực hiện nhiều nhiệm vụ, trong đó có cả diễn tập các hoạt động quân sự, tìm kiếm, cứu hộ và đảm bảo yểm trợ...

 

Cuộc diễn tập có sự tham gia của tàu khu trục tên lửa, hai tầu tuần phòng tên lửa, tàu tháp tùng và máy bay trực thăng trên boong. “Các bài tập hướng tới nâng cao khả năng sẵn sàng của Hải quân Trung Quốc sau khi tiến hành chuyến đi dài, giúp lực lượng Hải quân tự tin khi thực hiện các chiến dịch trên biển”, Phó Chỉ huy trưởng Hạm đội Hoa Đông Qiu Yanpen cho biết.
Cuộc diễn tập có sự tham gia của tàu khu trục tên lửa, hai tầu tuần phòng tên lửa, tàu tháp tùng và máy bay trực thăng trên boong. “Các bài tập hướng tới nâng cao khả năng sẵn sàng của Hải quân Trung Quốc sau khi tiến hành chuyến đi dài, giúp lực lượng Hải quân tự tin khi thực hiện các chiến dịch trên biển”, Phó Chỉ huy trưởng Hạm đội Hoa Đông Qiu Yanpen cho biết.

 

Theo giới quan sát, cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc nhằm mục đích phô trương quyết tâm của Trung Quốc trong việc tranh giành chủ quyền với Nhật Bản xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông.
Theo giới quan sát, cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc nhằm mục đích phô trương quyết tâm của Trung Quốc trong việc tranh giành chủ quyền với Nhật Bản xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông.

 

Mỹ và Nhận Bản vừa loan báo một kế hoạch sẽ bắt đầu hợp tác cùng phát triển một số lớp tàu tuần tra duyên hải cao tốc lớp Independence làm đối trọng với lực lượng Hải giám và Hải quân Trung Quốc. Tờ Want Daily của Trung Quốc ngày 26/11 cho biết, ban đầu chỉ có một tàu như vậy được lên kế hoạch sản xuất, nhưng Hải quân Mỹ đã yêu cầu Quốc hội cho phép đóng thêm 10 tàu khác. Theo đó, tổng cộng có 12 tàu tham gia lực lượng Hải quân Mỹ và thêm 12 tàu tuần tra lớp Freedom đã được lên kế hoạch.
Mỹ và Nhận Bản vừa loan báo một kế hoạch sẽ bắt đầu hợp tác cùng phát triển một số lớp tàu tuần tra duyên hải cao tốc lớp Independence làm đối trọng với lực lượng Hải giám và Hải quân Trung Quốc. Tờ Want Daily của Trung Quốc ngày 26/11 cho biết, ban đầu chỉ có một tàu như vậy được lên kế hoạch sản xuất, nhưng Hải quân Mỹ đã yêu cầu Quốc hội cho phép đóng thêm 10 tàu khác. Theo đó, tổng cộng có 12 tàu tham gia lực lượng Hải quân Mỹ và thêm 12 tàu tuần tra lớp Freedom đã được lên kế hoạch.

 

Với thiết kế vỏ 3 thân, lớp tàu tuần duyên mới sẽ được thiết kế dựa trên loại tàu USS Independence có thể đạt tới tốc độ 50 hải lý/giờ và tầm hoạt động xa 10.000 hải lý của Hải quân Mỹ.
Với thiết kế vỏ 3 thân, lớp tàu tuần duyên mới sẽ được thiết kế dựa trên loại tàu USS Independence có thể đạt tới tốc độ 50 hải lý/giờ và tầm hoạt động xa 10.000 hải lý của Hải quân Mỹ.

 

Tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản ngày 27/11 cũng loan tin, Bộ Quốc phòng nước này sẽ chi ra khoảng 2,24 tỷ USD để hợp tác phát triển tàu tuần duyên bờ biển mới cùng với Hải quân Mỹ. Dự án này sẽ được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cùng với đối tác General Dynamics - nhà thiết kế ra lớp chiến hạm tuần duyên USS Independence cho Hải quân Mỹ. Theo kế hoạch, các tàu tuần duyên mới sẽ được đưa vào phục vụ trong lực lượng phòng thủ bờ biển Nhật Bản vào năm 2035. Tuy nhiên, số lượng tàu tuần duyên lớp này sẽ được đóng cho cung cấp chưa được tiết lộ.
Tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản ngày 27/11 cũng loan tin, Bộ Quốc phòng nước này sẽ chi ra khoảng 2,24 tỷ USD để hợp tác phát triển tàu tuần duyên bờ biển mới cùng với Hải quân Mỹ. Dự án này sẽ được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cùng với đối tác General Dynamics - nhà thiết kế ra lớp chiến hạm tuần duyên USS Independence cho Hải quân Mỹ. Theo kế hoạch, các tàu tuần duyên mới sẽ được đưa vào phục vụ trong lực lượng phòng thủ bờ biển Nhật Bản vào năm 2035. Tuy nhiên, số lượng tàu tuần duyên lớp này sẽ được đóng cho cung cấp chưa được tiết lộ.

 

Ngày 28/11  trong chuyến công du tới Trung Quốc người đứng đầu hải quân Mỹ Ray Mabus hoan nghênh Trung Quốc tham gia vào cuộc tập trận hải quân chung do Mỹ khởi xướng vào 2014. “Chúng tôi hoan nghênh Trung Quốc tham gia vào cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương vào năm 2014”, Mabus cho biết trong một tuyên bố do Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh cung cấp. Tuy nhiên Đại sứ quán Mỹ không thể xác nhận Trung Quốc đã chính thức chấp nhận lời mời tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, khi ông tới thăm Trung Quốc hồi tháng 9 vừa qua, hay chưa.
Ngày 28/11 trong chuyến công du tới Trung Quốc người đứng đầu hải quân Mỹ Ray Mabus hoan nghênh Trung Quốc tham gia vào cuộc tập trận hải quân chung do Mỹ khởi xướng vào 2014. “Chúng tôi hoan nghênh Trung Quốc tham gia vào cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương vào năm 2014”, Mabus cho biết trong một tuyên bố do Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh cung cấp. Tuy nhiên Đại sứ quán Mỹ không thể xác nhận Trung Quốc đã chính thức chấp nhận lời mời tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, khi ông tới thăm Trung Quốc hồi tháng 9 vừa qua, hay chưa.

 

Một diễn biến khác, AFP đưa tin, trang United Daily News của Đài Loan ngày 29/11 đưa tin vùng lãnh thổ này đang có kế hoạch phát triển thế hệ thủy lôi
Một diễn biến khác, AFP đưa tin, trang United Daily News của Đài Loan ngày 29/11 đưa tin vùng lãnh thổ này đang có kế hoạch phát triển thế hệ thủy lôi "thông minh" mới có thể được thả ở vùng nước nông nhằm tăng cường khả năng phòng vệ trước nguy cơ bị Trung Quốc đại lục xâm lược. Mạng điện tử trên dẫn các nguồn tin quân sự giấu tên cho biết không giống như loại thủy lôi hải quân trước kia thường được sử dụng tại những vùng nước sâu, loại thủy lôi mới này có thể được bố trí gần bờ hơn và hiệu quả hơn trong việc chống lại hoạt động đổ bộ của kẻ thù.

 

 Do bờ biển phía Tây có nhiều cửa sông, nên Đài Loan dễ bị tấn công do kẻ thù không cần phải đổ bộ theo đường bờ biển mà có thể di chuyển hướng lên thượng lưu và tiến sâu vào đất liền. Bộ Quốc phòng Đài Loan từ chối bình luận về dự án đặc biệt này, song cho biết loại thủy lôi thông minh
Do bờ biển phía Tây có nhiều cửa sông, nên Đài Loan dễ bị tấn công do kẻ thù không cần phải đổ bộ theo đường bờ biển mà có thể di chuyển hướng lên thượng lưu và tiến sâu vào đất liền. Bộ Quốc phòng Đài Loan từ chối bình luận về dự án đặc biệt này, song cho biết loại thủy lôi thông minh "cảm nhận" được các tàu thuyền ở gần và có thể phát nổ mà không cần phải tiếp xúc. Bộ Quốc phòng Đài Loan đã quyết định dành một khoản ngân sách để phát triển loại thủy lôi mới này từ năm 2013. Hiện chưa rõ tiến độ đã đạt được của chương trình này

 

Philippines 29/11 đã lặp lại lời yêu cầu Trung Quốc rút 3 tàu ra khỏi vùng biển gần bãi cạn Scarborough theo đúng thỏa thuận từ... 6 tháng trước. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết Manila và Bắc Kinh đã đồng ý cùng rút tàu khỏi bãi cạn hồi tháng 6 để xoa dịu căng thẳng. Philippines đã giữ lời nhưng Trung Quốc thì không. Sau đó, một quan chức thuộc đại sứ quán Trung Quốc ở Manila viện dẫn gió lớn làm ảnh hưởng đến tiến độ rút tàu khỏi bãi cạn.
Philippines 29/11 đã lặp lại lời yêu cầu Trung Quốc rút 3 tàu ra khỏi vùng biển gần bãi cạn Scarborough theo đúng thỏa thuận từ... 6 tháng trước. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết Manila và Bắc Kinh đã đồng ý cùng rút tàu khỏi bãi cạn hồi tháng 6 để xoa dịu căng thẳng. Philippines đã giữ lời nhưng Trung Quốc thì không. Sau đó, một quan chức thuộc đại sứ quán Trung Quốc ở Manila viện dẫn gió lớn làm ảnh hưởng đến tiến độ rút tàu khỏi bãi cạn.

 

 Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Chính phủ Anh đang mời chào bán cho Lực lượng vũ trang Malaysia một lô vũ khí lớn với tổng giá trị có thể lên tới trên 10 tỷ ringgit (khoảng 3,28 tỷ USD). Chính phủ Anh cũng hỗ trợ đề xuất “BAE Systems” về việc bán 18 chiến đấu cơ EF-2000 “Typhoon” trong khuôn khổ chương trình cung cấp các máy bay mới đa năng (MRCA) cho Không quân Malaysia. Các nguồn tin cho biết sẽ chưa thể ký kết hợp đồng trong tương lai gần vì mọi đề xuất cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Đề xuất hiện tại được phía Anh đưa ra trong nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm quân sự của nước này (Tổng hợp TTXVN,GDVN,VNE)
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Chính phủ Anh đang mời chào bán cho Lực lượng vũ trang Malaysia một lô vũ khí lớn với tổng giá trị có thể lên tới trên 10 tỷ ringgit (khoảng 3,28 tỷ USD). Chính phủ Anh cũng hỗ trợ đề xuất “BAE Systems” về việc bán 18 chiến đấu cơ EF-2000 “Typhoon” trong khuôn khổ chương trình cung cấp các máy bay mới đa năng (MRCA) cho Không quân Malaysia. Các nguồn tin cho biết sẽ chưa thể ký kết hợp đồng trong tương lai gần vì mọi đề xuất cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Đề xuất hiện tại được phía Anh đưa ra trong nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm quân sự của nước này (Tổng hợp TTXVN,GDVN,VNE)

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc