Cây lộc vừng còn gọi là cây lộc mưng, đây là cây thân gỗ lâu năm, cây có chiều cao trung bình từ 2 - 5 m, cá biệt những loại cây lâu năm thể cao đến 10 m.
Tại Việt Nam, cây lộc vừng phân bố rộng khắp 3 miền từ Bắc vào Nam. Cây lộc vừng có thân và gốc đẹp, để làm cảnh rất giá trị. Khi cây ra hoa thường có màu đỏ rực rỡ, mùi hương thoang thoảng. Lá của cây có hình mác, khi được dùng làm cây cảnh. Người ta thường xếp lộc vừng vào bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc.
Nhiều gia đình Việt ưa chuộng trồng lộc vừng trong khuôn viên gia đình. Theo quan niệm phong thủy dân gian, cây lộc vừng mang ý nghĩa phong thủy tốt lành cho gia chủ, mang mong muốn “rước lộc về nhà”.
Cây lộc vừng khi ra hoa có màu đỏ rực rỡ, rũ xuống thành dây dài tựa như một chùm pháo hoa, vừa cực đẹp lại vừa tượng trưng cho sự vui vẻ, may mắn, hưng vượng, sung túc đủ đầy.
Những chùm hoa lộc vừng màu đỏ mềm mại và thơ mộng khiến người ta liên tưởng tới hỷ sự, gắn liền với ngụ ý phát lộc. Vì thế việc trồng cây lộc vừng trong khuôn viên nhà sẽ mang lại nhiều tài lộc và may mắn tốt lành cho gia chủ.
Tóm lại, việc trồng cây lộc vừng trước nhà chính là vị trí tốt nhất, vừa mang giá trị thẩm mỹ lại có ý nghĩa phong thủy.
Các cụ xưa còn quan niệm, gốc cây lộc vừng to, vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, vững vàng, khó lay chuyển của gia chủ. Tuổi thọ cao của lộc vừng mang ý nghĩa trường thọ cho mọi thành viên trong gia đình.