Trồng cây lưu có ý nghĩa gì?
Người xưa thường thích trồng cây lựu, trang trí cành lựu cảnh trong nhà để thu hút may mắn. Cây lựu hay còn gọi là cây thạch lựu. Cây lựu vừa cho quả vừa trông rất đẹp. Trồng cây lựu cho ra những bông hoa rực đỏ, quả lựu khi chín thì đỏ mọng. Quả lựu không chỉ là trái cây giàu dinh dưỡng mà theo phong thủy kết cấu bên trong có nhiều hạt lựu đỏ mọng mang ý nghĩa sum vầy sung túc. Dáng quả lựu trông như những chiếc đèn lồng lủng lẳng trên cành cây giúp mang lại sự tươi tắn vui vẻ, gợi tới sự may mắn, tốt lành.
Bởi thế trồng cây lựu theo quan niệm phong thủy là loại cây vui tươi mang lại may mắn, xua đuổi tà ma. Thế nên trong quan niệm phong thủy người xưa nói "Trông lựu phía Đông là vàng".
Người xưa còn trang trí cây lựu quả lựu ở phòng cưới biểu trưng cho con cháu đông đúc. Vào ngày Rằm tháng tám Âm lịch, những quả lựu chín được treo trên cành như những chiếc đèn lồng nhỏ màu đỏ, tạo cho người ta một cảm giác rất tưng bừng, lễ hội.
Tại sao nói trồng lựu phía Đông
Người xưa nói trồng lựu phía đông là vàng, ý chỉ cây lựu nên trồng phía Đông. Bởi nhà xưa thường hướng nam, nên trồng lựu phía Đông là hướng mặt trời lên, đón nắng sớm buổi sáng. Cây lựu ưa sáng nên trồng phía Đông đón nắng sẽ phát triển tốt. Hơn nữa khi lựu có nắng chiếu vào thì hoa quả lung linh trông đẹp mắt. Hướng Đông cũng là hướng hứng tài lộc nên trồng cây lựu hướng Đông ý chỉ sự may mắn giàu có, thu hút nhiều tài lộc.
Cây lựu đặt trước nhà cũng mang lại vẻ đẹp rực rỡ may mắn vào nhà. Vào mùa hè cây lựu ra hoa rực rỡ cả khoảng trời. Sang thu lựu kết quả chín đỏ như đèn lồng chào thu, gọi lễ hội về.
Cây lựu có thể trồng trong chậu hoặc trồng bonsai, trồng ngoài sân vườn...Theo phong thủy, trồng cây lựu ở trước nhà mang ý nghĩa cầu chúc cho gia đình ngày một giàu sang sung túc, hạnh phúc, bình an.
Cách trồng cây lựu
Thời vụ ươm trồng: Trồng cây lựu nên trồng vào đầu mùa mưa và cuối mùa thu. Lúc này, những cơn mưa đầu mùa sẽ góp phần làm cho cây sinh sôi và phát triển một cách thuận lợi hơn.
Loại đất trồng lựu: Bạn nên chọn loại đất chứa nhiều phù sa hoặc bạn nên trộn đất thịt chung với các loại phân hữu cơ để giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể. Nếu trồng trong chậu, bạn nên lưu ý trộn đất với một lượng tro trấu phù hợp để tạo lớp nền tốt cho cây.
Cách trồng cây lựu: Cây lựu có thể gieo từ hạt cây lên từ từ hoặc có thể chiết ghép cành thì cây sẽ nhanh lớn hơn.
Chậu trồng: Cây lựu không kén chậu nên bạn có thể trồng chúng trong cả chậu xi măng lẫn chậu nhựa, nhưng chú ý đó chính là chậu phải có lỗ thoát nước để cây không bị ngập úng và độ sâu của chậu tốt nhất phải từ 60cm để đủ chất dinh dưỡng cho cây.
Khi chăm sóc cây lựu bạn nên chú ý khi cây già sẽ ra nhiều gai nhọn. Do đó nên cẩn trọng khi nhà có trẻ nhỏ. Nếu gai mọc quá nhiều bạn có thể tỉa bớt gai và khi cành lựu xòe rộng trước cửa nhà có thể cắt tỉa bớt.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm