Nhân kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Giải phóng quân Trung Quốc, tờ Tân Hoa Xã đã cho đăng 1 loạt ảnh về các loại máy bay chiến đấu, trực thăng, máy bay vận tải của Hải quân Trung Quốc. Trong đó có nhiều loại máy bay có tầm tác chiến tới quần đảo Trường Sa Việt Nam…..
Nhân kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Giải phóng quân Trung Quốc, tờ Tân Hoa Xã đã cho đăng 1 loạt ảnh về các loại máy bay chiến đấu, trực thăng, máy bay vận tải của Hải quân Trung Quốc. Trong đó có nhiều loại máy bay có tầm tác chiến tới quần đảo Trường Sa Việt Nam….. |
Những số liệu công khai hiện nay cho thấy, bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu tiên tiến Trung Quốc đã vượt 1.500 km, cộng với khả năng tiếp dầu trên không liên tục được cải thiện, bán kính tác chiến của Không quân Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng nhanh. |
Hiện nay, máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Trung Quốc có các máy bay chiến đấu dòng J-11, J-10, Su-27, Su-30 và J-16, J-18. Bán kính tác chiến của những loại máy bay chiến đấu này đã đạt hoặc vượt 1.500 km, hơn nữa những máy bay chiến đấu này đều có thể được tiếp dầu trên không. ( Ảnh máy bay J-10 của Hải quân Trung Quốc) |
Những tài liệu công khai cho biết, Không quân Trung Quốc có 150 máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30, hơn 100 máy bay chiến đấu J-11 và gần 200 máy bay chiến đấu J-10. Ngoài ra, lực lượng hàng không của Hải quân Trung Quốc cũng sở hữu hàng trăm máy bay chiến đấu tiên tiến. (Trong ảnh máy bay ném bom J-7A của Hải quân Trung Quốc) |
Không cần tiếp dầu trên không, máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Trung Quốc, cất cánh từ đất liền Trung Quốc, cũng có thể vươn tới vùng biển của những hòn đảo này, tham gia chiến đấu. Bài báo nhấn mạnh: “Không quân Trung Quốc khi tấn công tàu chiến của Philippines ở bãi cạn Scarborough sẽ không cần tiếp dầu”. (Trong ảnh Su-30MKK của Trung Quốc) |
Sức mạnh hải, không quân của các nước Đông Nam Á kém vài bậc so với Trung Quốc. Trung Quốc đã công bố máy bay chiến đấu tiên tiến nhất J-11BS, có thể đồng thời dò tìm 20 mục tiêu và đồng thời tấn công 6 mục tiêu trong số đó. Về vũ khí trang bị cho máy bay, máy bay chiến đấu này có thể sử dụng tất cả các loại vũ khí dẫn đường chính xác (do Trung Quốc tự sản xuất) hiện có và đang phát triển. Chẳng hạn, tên lửa không đối không tầm gần PL-9 (Tịch Lịch-9), tên lửa không đối không tầm xa PL-12 (được dẫn đường bởi radar chủ động). |
Su-27 của Hải quân Trung Quốc |
Máy bay nguyên mẫu J-20 thứ hai của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế. Theo dự đoán, máy bay chiến đấu hạng nặng tàng hình thế hệ thứ năm này có bán kính tác chiến đạt 2.000 km. Một khi biển Đông xảy ra sự cố, khả năng chiến đấu của J-20 có thể chi viện có hiệu quả cho hải quân, phát động tác chiến đối hạm (tấn công tàu chiến của đối phương). |
Trực thăng săn ngầm Ka-28 của Trung Quốc |
Trực thăng cảnh báo Ka-31 của Trung Quốc |
May bay vận tải của Hải quân Trung Quốc |
May bay trinh sát biển của Hải quân Trung Quốc |
J-15 loại Trung Quốc copy Su-33 của Nga được trang bị cho tàu sân bay Thi Lang |
- Phú nguyễn (theo Tân Hoa Xã)