(Ảnh nóng) - TQ "mặc cả" Scarborough với Philippines để rút đơn kiện "lưỡi bò" ở BĐ, phương Tây dịch sai "tuyên bố chiến tranh" của Triều Tiên, đối mặt với Trung, Triều, Nhật xích lại gần Mông Cổ...là tin tức thời sự chính ngày 31/3.
![]() |
Tờ Inquirer Philippines xuất bản ngày 31/3 đăng tải phân tích của các học giả thuộc Trung tâm New American Security (CNAS) co rằng có khả năng giới chức Trung Quốc quyết định tham gia các cuộc đàm phán mặc cả "ngầm" với Philippines để Manila rút lại đơn kiện đường "lưỡi bò" phi pháp và những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm tránh các rủi ro và hậu quả từ vụ kiện này. |
![]() |
![]() |
Phân tích trên được chuyên gia Peter Dutton của CNAS đưa ra và nhấn mạnh, các cuộc mặc cả tay đôi này chỉ có thể thành công nếu Philippines đóng một vai trò như một bên đàm phán "kín đáo và hợp lý". Nếu Bắc Kinh chọn cách tiếp cận này và nếu Manila chấp nhận "ngầm" mặc cả tay đôi, có thể 2 bên sẽ đạt được một số thỏa thuận. Trong trường hợp này, vụ kiện đường "lưỡi bò" phi pháp sẽ phục vụ mục đích của Tổng thống Philippines Aquino để tìm kiếm một giải pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp. |
![]() |
Theo VOA hôm qua, quân đội Hàn Quốc không ban bố báo động kể từ khi Triều Tiên tuyên bố bắt đầu "tình trạng chiến tranh" giữa đôi bên. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ra văn bản yêu cầu miền bắc chấm dứt đe dọa, và không coi đây là mối nguy mới. |
![]() |
Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cơ quan phụ trách quan hệ liên Triều, cũng nói rằng tuyên bố về “tình trạng chiến tranh” mà Triều Tiên đưa ra không có gì mới lạ, mà chỉ là một sự tiếp diễn của những hành vi đe dọa và khiêu khích. |
![]() |
Tuy lời lẽ đe dọa của Triều Tiên rất mạnh mẽ, giới quan sát không tin rằng một cuộc chiến sắp xảy ra, bởi những tuyên bố của Bình Nhưỡng được cho là nhằm đoàn kết công chúng trong nước, hơn là nhắm đến các đối phương ở nước ngoài. Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy sự di chuyển của các đơn vị quân đội Triều Tiên, và khu công nghiệp chung Kaesong ở biên giới vẫn hoạt động bình thường. |
![]() |
Trưởng văn phòng Bình Nhưỡng của hãng tin AP, bà Jean H. Lee đã có một bài phân tích về những động thái của Triều Tiên và kết luận nước này không mong chờ chiến tranh. "Ở Triều Tiên, có không hiếm cảnh người vác súng trường... Nhưng cũng có lúc súng giấu trong ba lô chỉ là đạo cụ và người lính là diễn viên. Họ là những nghệ sĩ đang luyện tập cho một chương trình nghệ thuật lớn có chủ đề Chiến tranh Triều Tiên, dự kiến diễn ra vào cuối năm nay". |
![]() |
Trong khi đó, theo RIA Novosti, báo chí Nga hôm 30/3 cho rằng báo chí phương Tây đã chuyển dịch sai tuyên bố "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc của CHDCND Triều Tiên. “Từ phút này, Triều Tiên sẽ hành động theo quy tắc thời chiến”, KCNA đưa tin. Trong khi đó, báo chí phương Tây dịch bản tin là: "Từ giờ phút này, quan hệ Triều - Hàn được đặt trong tình trạng chiến tranh". |
![]() |
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Shinzo Abe vừa tìm kiếm sự ủng hộ của Mông Cổ trong cuộc tranh chấp một chuỗi đảo giữa Tokyo và Bắc Kinh, và vấn đề hạt nhân Triều Tiên. "Tôi đã đề nghị Mông Cổ ủng hộ trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc và Mông Cổ đã bày tỏ sự thấu hiểu lập trường của Nhật Bản. Tôi hiểu hoàn cảnh của Mông Cổ trong vấn đề này", AFP dẫn lời ông Abe hôm cho biết khi được hỏi về vấn đề chuỗi đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. |
![]() |
Ông Abe đến Mông Cổ trong chuyến thăm hai ngày để tìm cách thắt chặt mối quan hệ thương mại và ngoại giao gần gũi hơn với quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản, một đối tác chiến lược quan trọng tiềm tàng do ở vị trí giáp giới với Trung Quốc ở phía bắc và có quan hệ ngoại giao với Triều Tiên. (Tổng hợp từ VNE, GDVN) |