Trung Quốc rút khỏi Senkaku, làm bánh trung thu chống Nhật

06:54, Thứ năm 27/09/2012

( PHUNUTODAY ) - Nhật cho biết cuộc hội đàm chưa đạt đột phá trong thỏa thuận về đảo tranh chấp, cùng lúc đó tàu thuyền Trung Quốc đã rút khỏi Điếu Ngư/Senkaku, mặt khác Trung Quốc sản xuất bánh trung thu chống Nhật.

Các nhà ngoại giao Trung- Nhật cho biết cuộc hội đàm chưa đạt đột phá trong thỏa thuận về đảo tranh chấp, cùng lúc đó tàu thuyền Trung Quốc đã rút khỏi Điếu Ngư/Senkaku, mặt khác Trung Quốc sản xuất bánh trung thu chống Nhật là những tin tức thời sự chính ngày 26/9.

Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản ngày 26/9 tuyên bố, toàn bộ các tàu của Trung Quốc đã rời khỏi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, sau hơn 1 tuần quần thảo tại khu vực.
Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản ngày 26/9 tuyên bố, toàn bộ các tàu của Trung Quốc đã rời khỏi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, sau hơn 1 tuần quần thảo tại khu vực.

 

Tuy nhiên, VOR dẫn nguồn tin từ Tokyo cho biết, lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản không loại trừ rằng   việc rút lui của Bắc Kinh chỉ là tạm thời và một phần cũng do có cơn bão đang tiến đến gần.
Tuy nhiên, VOR dẫn nguồn tin từ Tokyo cho biết, lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản không loại trừ rằng việc rút lui của Bắc Kinh chỉ là tạm thời và một phần cũng do có cơn bão đang tiến đến gần.

 

Trong thời gian 8 ngày có mặt tại khu vực, các tàu Trung Quốc liên tục quây đội hình thành vòng cung quanh   đảo, gây sức ép lên lực lượng phòng vệ Nhật Bản có mặt tại Senkaku/Điếu Ngư.
Trong thời gian 8 ngày có mặt tại khu vực, các tàu Trung Quốc liên tục quây đội hình thành vòng cung quanh đảo, gây sức ép lên lực lượng phòng vệ Nhật Bản có mặt tại Senkaku/Điếu Ngư.

 

Cùng ngày, truyền thông Trung Quốc đồng loạt đăng tải thông tin khẳng định, Chính phủ Trung Quốc dự định   sử dụng các phương tiện bay không người lái (UAV) để thiết lập sự kiểm soát thường trực trên vùng lãnh thổ   biển đảo tranh chấp.
Cùng ngày, truyền thông Trung Quốc đồng loạt đăng tải thông tin khẳng định, Chính phủ Trung Quốc dự định sử dụng các phương tiện bay không người lái (UAV) để thiết lập sự kiểm soát thường trực trên vùng lãnh thổ biển đảo tranh chấp.

 

Ngày 25/9 Trung Quốc chính thức đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào hoạt động, đúng thời điểm Bắc Kinh và Tokyo có căng thẳng ngoại giao liên quan tới tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Giới chức Trung Quốc mô tả hàng không mẫu hạm dài 300 m này là một bước tiến lớn về năng lực hải quân khi Mỹ tuyên bố chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang châu Á.
Ngày 25/9 Trung Quốc chính thức đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào hoạt động, đúng thời điểm Bắc Kinh và Tokyo có căng thẳng ngoại giao liên quan tới tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Giới chức Trung Quốc mô tả hàng không mẫu hạm dài 300 m này là một bước tiến lớn về năng lực hải quân khi Mỹ tuyên bố chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang châu Á.

 

Tuy nhiên, người ta không nhìn thấy một đơn vị chiến đấu hay máy bay nào cùng ra mắt với tàu sân bay Liêu   Ninh. Bởi vậy, giới quan sát cho rằng chiến hạm này giống với một bước đi mang tính biểu tượng để mang lại   thanh thế cho hải quân Trung Quốc, hơn là một sự thay đổi tức thời về chất của binh chủng này.
Tuy nhiên, người ta không nhìn thấy một đơn vị chiến đấu hay máy bay nào cùng ra mắt với tàu sân bay Liêu Ninh. Bởi vậy, giới quan sát cho rằng chiến hạm này giống với một bước đi mang tính biểu tượng để mang lại thanh thế cho hải quân Trung Quốc, hơn là một sự thay đổi tức thời về chất của binh chủng này.

 

Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc vẫn thiếu các chiến đấu cơ hoạt động cùng tàu sân bay có năng lực   được kiểm chứng, đồng thời chiếc hàng không mẫu hạm được làm mới không giúp Bắc Kinh tiến thêm nhiều   bước trên con đường tự xây dựng lực lượng tàu sân bay.
Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc vẫn thiếu các chiến đấu cơ hoạt động cùng tàu sân bay có năng lực được kiểm chứng, đồng thời chiếc hàng không mẫu hạm được làm mới không giúp Bắc Kinh tiến thêm nhiều bước trên con đường tự xây dựng lực lượng tàu sân bay.

 

Ngày 26/9, bên lề Khóa họp 67 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đang diễn ra tại New York (Mỹ), Ngoại   trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba đã gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì về quần đảo tranh chấp   ở Biển Hoa Đông, vấn đề đang gây căng thẳng quan hệ song phương. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao nói   rằng cuộc gặp đã không đạt được đột phá nào.
Ngày 26/9, bên lề Khóa họp 67 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đang diễn ra tại New York (Mỹ), Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba đã gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì về quần đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông, vấn đề đang gây căng thẳng quan hệ song phương. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao nói rằng cuộc gặp đã không đạt được đột phá nào.

 

Theo Tân Hoa xã, Ngoại trưởng Nhật Bản Gemba là người đề nghị tiến hành cuộc gặp này. Tại cuộc gặp,   Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tái khẳng định lập trường của Bắc Kinh về chủ quyền
Theo Tân Hoa xã, Ngoại trưởng Nhật Bản Gemba là người đề nghị tiến hành cuộc gặp này. Tại cuộc gặp, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tái khẳng định lập trường của Bắc Kinh về chủ quyền "không tranh cãi" với quần đảo ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trong khi Nhật Bản gọi là Senkaku. Trung Quốc cũng phản đối mạnh mẽ việc Nhật Bản thực thi chính sách "quốc hữu hóa" quần đảo này khi có động thái mua một số đảo trong đó hồi đầu tháng Chín vừa qua.

 

Cuộc gặp giữa hai Ngoại trưởng diễn ra sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Chikao Kawai tới Bắc   Kinh thảo luận với người đồng cấp bên phía Trung Quốc Trương Chí Quân trong ngày 25/9, nhưng không đạt   được tiến bộ nào và hai bên chỉ nhất trí sẽ duy trì liên lạc để tìm kiếm giải pháp tháo gỡ cho căng thẳng hiện   nay.
Cuộc gặp giữa hai Ngoại trưởng diễn ra sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Chikao Kawai tới Bắc Kinh thảo luận với người đồng cấp bên phía Trung Quốc Trương Chí Quân trong ngày 25/9, nhưng không đạt được tiến bộ nào và hai bên chỉ nhất trí sẽ duy trì liên lạc để tìm kiếm giải pháp tháo gỡ cho căng thẳng hiện nay.

 

Những ngày qua quan hệ Trung – Nhật hết sức căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Những ngày giữa tháng 9, Trung Quốc biểu tình rầm rộ phản đối Nhật khi Nhật đưa ra quyết định quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Người Trung Quốc đập phá các doanh nghiệp của Nhật Bản, biểu tình ở nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc. Trung thu sắp đến, người Trung Quốc lại có cách bày tỏ tinh thần chống Nhật bằng cách viết các dòng chữ chống Nhật lên bánh. Hiện những chiếc bánh này chưa được bày bán ở hầu hết các siêu thị nhưng nhiều người Trung Quốc bày tỏ, họ sẽ mua loại bánh này nếu giá cả phải chăng. (Tổng hợp TTXVN,Chinhphu,Infonet)
Những ngày qua quan hệ Trung – Nhật hết sức căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Những ngày giữa tháng 9, Trung Quốc biểu tình rầm rộ phản đối Nhật khi Nhật đưa ra quyết định quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Người Trung Quốc đập phá các doanh nghiệp của Nhật Bản, biểu tình ở nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc. Trung thu sắp đến, người Trung Quốc lại có cách bày tỏ tinh thần chống Nhật bằng cách viết các dòng chữ chống Nhật lên bánh. Hiện những chiếc bánh này chưa được bày bán ở hầu hết các siêu thị nhưng nhiều người Trung Quốc bày tỏ, họ sẽ mua loại bánh này nếu giá cả phải chăng. (Tổng hợp TTXVN,Chinhphu,Infonet)

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc