Truyền hình thực tế hay ... những trò lố?

09:02, Thứ năm 03/11/2011

( PHUNUTODAY ) - Khi được hỏi về chương trình thực tế yêu thích của mình, cô bé không ngần ngừ mà trả lời ngay: “Đó là chương trình thi tuyển người mẫu America’s Next Top Model". Nhưng chẳng phải đây là một chương trình mang tính đấu đá và chỉ coi trọng đến hình thức mà bỏ qua yếu tố trí tuệ hay sao?

(Phunutoday) - Thời gian gần đây, dường như mỗi khi mở ti vi, khán giả lại bắt gặp sự xuất hiện của một loạt các Reality TV - chương trình truyền hình thực tế mới, chủ yếu bắt nguồn từ các nước phương Tây có nền công nghiệp truyền hình giải trí phát triển. Không phủ nhận là có những chương trình hay, có tính trí tuệ cao – nhưng rõ ràng là có rất nhiều chương trình ngớ ngẩn, nhạt nhẽo, phản giáo dục đến khó hiểu. Hãy nhìn vào phần chìm của tảng băng - ở chính những nơi đã sản sinh ra nó… 

Chương trình America’s Next Top Model.
Chương trình America’s Next Top Model.

 Trăm hoa đua nở

Truyền hình thực tế (reality show) đang ngày càng nở rộ trên hầu khắp các mạng lưới truyền hình như Fox, NBC, CBS, MTV, VH1 (Mỹ); BBC, Channel 4, Zone Reality (Anh) hay M6, TF1 (Pháp)... Bạn không thể nào chuyển sang kênh MTV mà không chứng kiến cuộc chạy đua của những Next và The Real World, hay nhảy sang kênh VH1 mà không bị “dội bom” bởi một loạt những reality show khác như I Love New York hay Ego Trip’s: The White Rapper Show.

America’s Next Top Model...) hay thậm chí còn được tung đến tận tay khán giả qua các bản sao DVD.

MTV, các video ca nhạc đó đã lùi lại phía sau, nhường ngôi cho các chương trình thực tế phô diễn cả ngày lẫn đêm. Trên kênh MTV cũng như các kênh truyền hình khác hướng tới đối tượng thanh thiếu niên, định dạng của các chương trình thực tế trước đây đều đã được xây dựng lại nhằm phục vụ nhu cầu của lớp khán giả trẻ tuổi hơn. Chúng ta đang được xem những gì? Các chương trình hẹn hò, làm quen, những câu chuyện tình yêu, những cuộc thi hát, khiêu vũ...

Tính giải trí của những chương trình truyền hình thực tế trên là điều hiển nhiên không thể phủ nhận, nhưng những tác động xấu mà chúng gây ra thì không phải ai cũng nhận thấy. Phần lớn các reality show đều có nhiều “vấn đề”, không chỉ với những người chịu trách nhiệm sản xuất và tham gia vào chương trình mà cả với khán giả, những người đang hàng ngày bị gắn chặt vào màn hình bởi sức hút vô hình của chúng. Bạo lực, lời lẽ thô tục, bóp méo sự thật, những trò chơi mạo hiểm, ngu ngốc và các chiêu thức quảng cáo rẻ tiền… là những gì khán giả nhận được khi thưởng thức cái gọi là “món ăn tinh thần” mà nhiều chương trình truyền hình thực tế hiện nay mang lại.

Chương trình Dancing with the star được đưa về Việt Nam với cái tên Bước nhảy Hoàn vũ.
Chương trình Dancing with the star được đưa về Việt Nam với cái tên Bước nhảy Hoàn vũ.

 Reality TV hay là những trò lố...

Có thể nói truyền hình thực tế từ lâu đã “nằm ngoài tầm kiểm soát”. Chỉ vì vài đồng tiền thưởng và ít phút “nổi tiếng” trên màn hình mà nhiều người đang vô tình hạ thấp giá trị của bản thân. Nếu một khi đã xem show Fear Factor, chân thành mà nói, liệu bạn có tin rằng những đối thủ tham gia vào chương trình đó thực lòng muốn được thưởng thức cả đĩa dái dê hay nằm dài trên một đống rắn, nhện? Trừ trường hợp những người này bị mất trí, câu trả lời dễ đoán là: Không!. Nhiều khán giả truyền hình dường như đang trở nên mê muội bởi sự lố bịch của một số show truyền hình thực tế đến độ tin rằng, muốn được nổi tiếng, chỉ cần cố gắng tỏ ra thật kì quặc hoặc lố lăng trước ống kính là đã có thể thu hút được sự chú ý từ phía công chúng.

The Real World, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp hình ảnh một người đàn ông da đen với thái độ cáu kỉnh, một phụ nữ da trắng yếu đuối, dễ dao động, hay một cậu thanh niên trai trẻ lúc nào cũng ở trong trạng thái “hứng tình”. Show Flavor of Love cũng tương tự như vậy - chương trình này xây dựng hình ảnh một người đàn ông da đen xuất hiện liên tục với món gà rán nhồm nhoàm trong miệng hay rượu bia đổ lênh láng ra sàn nhà như một cách để thể hiện tâm trạng buồn bực. Mặc dù hiển nhiên, đây không phải là những hình ảnh tiêu biểu mang tính đại diện, nhưng vô hình chung, nó đã tạo nên một nhận thức lệch lạc, nhất là đối với đông đảo tầng lớp khán giả “trẻ người, non dạ” về lối sống, suy nghĩ và văn hoá của những thành phần khác nhau trong xã hội hay của những nền văn hoá xa lạ khác trên thế giới.

Không chỉ có thế, một vài chương trình truyền hình thực tế thậm chí còn tỏ ra cổ xúy cho một vấn đề nhạy cảm như hiện tượng phân biệt đối xử về giới. Bạn sẽ thấy hình ảnh các phụ nữ xuất hiện trong một số show như Next hay ElimiDate bị biến thành những con người yếu đuối, thụ động và phụ thuộc hoàn toàn vào nam giới ra sao khi chứng kiến cảnh họ tìm mọi cách “giành giật” cho được một người đàn ông. Thậm chí một phụ nữ mang biệt danh New York đã từng đăng kí tham gia tới ba chương trình hẹn hò và tìm kiếm tình yêu để tìm cho được một người đàn ông ưng thuận cô, bởi như cô phát biểu: “Phải có đàn ông, cuộc đời tôi mới có hạnh phúc!”. Rõ ràng, đối với những cô bé, cậu bé mới lớn, kiểu chương trình như vậy hoàn toàn không hề phù hợp mà ngược lại còn ảnh hưởng tiêu cực tới cách nghĩ và lối sống sau này của chúng.

Chưa hết, khía cạnh “thực tế” của các reality show liệu có đáng phải xem xét lại không khi một mặt, các nhân vật tham gia luôn được yêu cầu phải thể hiện mình thật tự nhiên trước ống kính máy quay, mặt khác mọi yếu tố xuất hiện trong chương trình lại đều đã được dàn dựng sẵn từ trước: Sau khi được tuyển lựa (chứ không phải bốc thăm), người chơi được cung cấp sẵn thông tin về chương trình từ bạn chơi, địa điểm, tình huống cho đến các hoạt động cần có; các cảnh quay nhiều khi không diễn ra theo trình tự tự nhiên (nhằm mục đích tiết kiệm chi phí sản xuất). Trong những trường hợp đó, khía cạnh “thực tế” có lẽ cần được thay thế bằng cụm từ “thực tế được hư cấu” xem ra sẽ hợp lý hơn.

Chương trình truyền hình thực tế Paris Hilton - My new BFF được đánh giá là nhạt nhẽo.
Chương trình truyền hình thực tế Paris Hilton - My new BFF được đánh giá là nhạt nhẽo.

Louisa Stein là chủ nhiệm khoa Nghiên cứu phê bình Truyền hình, Phim và Truyền thông thế hệ mới tại Đại học San Diego. Theo bà, khán giả trẻ hiện nay say mê các chương trình truyền hình theo cách mà các bậc cha mẹ khó có thể hiểu được. Với họ, một trong những lý do chính để ngồi hàng giờ trước màn ảnh nhỏ chính là sự thích thú khi được sống trong một thế giới khác, tách rời hiện thực xung quanh. Không chỉ thụ động tiếp nhận, thế hệ trẻ còn chủ động tạo nên những “chương trình thực tế riêng” thông qua xu hướng chia sẻ suy nghĩ, chia sẻ cuộc sống của mình qua mạng internet và màn hình ti vi.

YouTube, trên một khía cạnh nào đó, cũng tương tự như một kênh truyền hình thực tế do người dùng tự xây dựng nên. Các video clip được các bạn trẻ đưa lên YouTube trong đó họ tự thể hiện mình với các màn nhảy múa, trình diễn và chia sẻ tâm sự cùng với phần bình luận bên dưới đã chứng tỏ mức độ ham mê của giới trẻ đối với việc tự xây dựng và chia sẻ hình ảnh của mình qua các kênh truyền hình đại chúng.

Vì mục đích giải trí, nhiều yếu tố ảo đã được “thực tế hoá” trên màn hình, trong khi đó khán giả của các reality show chủ yếu lại là tầng lớp thiếu niên, những đứa trẻ đang bắt đầu học cách phân biệt giữa thế giới thực và ảo. Giữa một rừng thông tin như thế, sẽ thật khó khăn với chúng khi phải tự tìm hiểu xem đâu mới là sự thật và liệu một nửa sự thật có phải là sự thật hay không khi chứng kiến những gì mà một số kênh truyền hình thực tế đang mang lại.

Father Knows Best (một chương trình truyền hình thực tế truyền thống, lành mạnh phát sóng vào những năm 50 của thế kỷ trước) sẽ hiếm khi trở lại. Vai trò định hướng của phụ huynh và giáo viên vì thế giờ đây trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Bob Abelman - chủ nhiệm khoa Nghệ thuật Truyền thông và Công nghệ thuộc Đại học Cleveland - nhấn mạnh. “Sức mạnh không đến từ lời nói mà từ chính hành động và thói quen của cha mẹ.

Với sự dẫn dắt đúng hướng của họ, kể cả những đứa trẻ cũng có thể học cách xem các show truyền hình thực tế trước hết với một thái độ quan sát và đánh giá đúng sai để không bị ảnh hưởng và chạy theo những thái độ hành xử nguy hại”.

Laurielle không hề bận tâm đến những điều đó. Cô bé thích chương trình, chỉ đơn giản vậy thôi. Nhưng điều quan trọng nhất là Laurielle nhận thức được rằng đó đơn thuần chỉ là một chương trình giải trí và nó không ảnh hưởng đến định hướng của cô bé về cuộc sống tương lai. “Em muốn trở thành một chuyên gia hóa học, hoặc... một luật sư” - Laurielle nghiêm túc khẳng định.

  • Mai Châu
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc