Truyền thông đang thay đổi thế hệ trẻ ra sao?

09:25, Chủ nhật 10/06/2018

( PHUNUTODAY ) - Truyền hình thật sự rất quan trọng, bởi nó không chỉ là một kênh để giải trí, giúp con người vơi đi nỗi mệt nhọc sau những giây phút làm việc căng thẳng mà còn là một văn hóa giáo dục sâu sắc trong đời sống con người.

Khi tốc độ công nghệ hiện đại ngày một phát triển thì cũng đồng nghĩa hàng loạt các phương thức giải trí với nhiều kỹ xảo điện ảnh ra đời, và đặc biệt thu hút người xem hiện nay là các chương trình phim truyện, MV ca nhạc, kịch hài… bởi những hình ảnh được đầu tư bắt mắt, đặc sắc.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt lợi thì hàng loạt mặt tiêu cực khác ít ai nhận ra, mà vô tình xem đó là điều bình thường trong cuộc sống hàng ngày, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành tính cách hay nhân sinh quan của mỗi người với thế giới xung quanh.

Chúng ta thường nghe nói đến từ “văn hóa” mà ít ai hiểu rõ ý nghĩa sâu xa trong đó: “Văn hóa” ở đây là “dùng văn để giáo hóa đạo đức con người”. Nhưng “văn” không chỉ là con chữ mà nó hiện hữu ngay trong các tác phẩm nghệ thuật hàng ngày nơi chúng ta tiếp xúc, chẳng hạn như thời trang, phim truyện, hoạt hình, truyện tranh, hài kịch, ca nhạc… Mà dễ đi vào lòng người nhất chính là hình ảnh bắt mắt, bởi bộ não người luôn tiếp nhận hình ảnh nhanh hơn là nghe và đọc, hình ảnh lưu lại và gây ấn tượng cho bộ não luôn lâu hơn tất cả các hình thức tiếp nhận thông tin khác.

Nếu ví lại thời xưa, ta thường hay xem phim Tây Du Ký, ắt hẳn ai từ nhỏ đến lớn cũng đắm chìm trong những câu chuyện thần tiên, vào một thế giới Thần Phật từ bi cao thượng, cái Thiện luôn được Trời giúp và chiến thắng cái Ác. Từ trang phục đến thần thái các diễn viên trong phim đều đạt đến trình độ hoàn hảo, điều gì cũng rất thuần chính, trang phục cổ trang “kín cổng cao tường”, khiến người xem như lạc vào thế giới đó. Hay phim “Hồng Lâu Mộng”, “Thủy Hử”, “Thái Bình Thiên Quốc”, “Tam Quốc diễn nghĩa”, “Truyền thuyết Quán Thế Âm”…

photo-1-1519647221462791585358

Những bộ phim từ thời xa xưa cách đây hàng chục năm nhưng dư âm của nó đọng lại khiến cho ai nấy không khỏi rung động, cảm thấy ấn tượng và cảm phục về thần thái người diễn xuất cũng như ý nghĩa chân chính đằng sau. Thông qua đó, họ đã hình thành nhân cách sống giống như thế. Vậy nên ta dễ hiểu vì sao cách đây vài chục năm thì trẻ con đều rất hồn nhiên, ngây thơ đúng tuổi, ít tệ nạn xã hội, con người hầu như ai ai cũng tôn kính Thần Phật và có thế giới nội tâm thuần khiết hơn chứ không phải là “biến dị” như hiện nay, với hàng loạt các tệ nạn xã hội, khiêu dâm, hở hang không đúng tuổi, bạo lực học đường…

Ví như có những nghệ sĩ được ca ngợi là “tài năng nhạc Pop”, nhưng ắt hẳn với ai có nền tảng văn hóa truyền thống sâu sắc thì có lẽ sẽ cảm thấy phản cảm với cách ăn mặc hết sức cổ quái, kỳ cục không giống ai của họ. Chẳng hạn khi đi ra đường thì không mặc quần lót với chiếc váy ngắn cũn cỡn, hết sức “sexy” với những trang phục bó sát màu mè không giống ai, đầu tóc thì xanh vàng tím đỏ đầy đủ cả, có hồi cài thêm mấy chiếc sừng lên đầu… Nói chung, càng “kì dị” bao nhiêu thì họ cho là càng đẹp bấy nhiêu. Vậy mà báo chí lại hết sức ca ngợi với những lời lẽ đường mật khó hiểu, chẳng hạn như “trang phục thu hút”, “độc lạ bắt mắt”… Những bài hát của họ thì nhảy loạn hò hét điên cuồng, còn cuộc sống thì phóng túng, bừa bãi…

Và quả thật, cái gì lệch lạc khỏi truyền thống thì cũng có thế lực đen tối đằng sau thao túng, điều khiển. Một nghệ sĩ dũng cảm nói lên sự thật ấy chính là Lady Gaga. Cuối năm 2017, Lady đã thú nhận với báo chí rằng: “Tôi rất hối hận vì đã bán linh hồn cho thế lực đen tối IIIuminati” – Illuminati, một hội kín tôn thờ quỷ Satan. Lady Gaga cho biết, nhờ thế lực này mà cô đã được nổi tiếng, nhưng lại cũng chính vì “bán linh hồn cho Satan” mà cô đã bị căn bệnh đau cơ xơ hoá hành hạ mỗi đêm. Nếu lời tâm sự của Lady Gaga là sự thật, thì phải chăng cũng chính thế lực ấy đã tạo nên những bộ trang phục cổ quái không giống ai và những màn biểu diễn hò hét cuồng loạn của rất nhiều những nghệ sĩ “phá cách” thời hiện đại?

lady-gaga

Hậu quả của việc tiêu thụ truyền thông vô độ là bạn tự thỏa hiệp một cái nhìn méo mó về thực tế – cái nhìn theo hệ giá trị của những tay quảng cáo chuyên nghiệp. Bạn sẽ có một thế giới quan lệch lạc (khỏa thân để nổi tiếng) và những ham muốn và nhu cầu giả tạo. Càng xem nhiều phương tiện truyền thông, khuôn mẫu thực tế trong bạn càng méo mó. Càng đầu tư nhiều thời gian vào tiêu thụ truyền thông, bạn càng có ít thời gian để đầu tư vào học từ trải nghiệm thực tế. Đây là con đường dẫn đến sự lười biếng, thờ ơ vô cảm, muc rửa trí não, chứ không phải con đường nhận thức bản thân một cách tỉnh táo.

Gây nhiễu thông tin cũng là một tội ácBạn cần tập điều khiển thông tin chứ không để thông tin điều khiển mình. Tỉnh táo nhận biết thông tin nào có lợi, có hại. Không biến mình thành tay sai nô lệ cho kẻ cung cấp thông tin. Hăm hở đọc các tin về ngôi sao lộ hàng hay các câu chuyện lá cải cũng là một dạng nô lệ thông tin rồi đó.

Chú ý rằng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter cũng là một dạng ảnh hưởng truyền thông (truyền thông xã hội) nơi bạn có thể dễ dàng xuất bản rất nhiều bài viết. Khi bạn chia sẻ thông tin trên báo chí hoặc Facebook, cũng nên lựa chọn thông tin. Thông tin nào có lợi cho bạn bè của bạn? Ai có lợi từ việc biết hôm nay bạn ăn món gì, mặc quần lót màu gì, ghét ai, hận ai… Không vì yêu mà ca ngợi, không vì ghét mà vùi dập. Cái nhân hậu của người chia sẻ nằm ở đâu khi ta muốn cho một người phải đau thương vì ta.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc