Từ nay nhà xây sai giấy phép có 7 điều này sẽ không bị tháo dỡ, người dân nên biết để tránh thiệt thòi

( PHUNUTODAY ) - Theo quy định nhà xây sai giấy phép xây dựng sẽ bị tháo dỡ nhưng những trường hợp này sẽ không cần phải thực hiện.

 Xây dựng sai giấy phép là gì?

Mỗi một công trình xây dựng đều cần phải có xin giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt ra quyết định đồng ý cho xây dựng thì mới được phép tiến hành. Đồng thời, trong quá trình xây dựng chủ đầu tư của công trình cần phải thực hiện đúng những yêu cầu mà giấy phép xây dựng đề ra trong đó. Nếu như người chủ đầu tư công trình cố tình xây sai so với giấy phép quy định thì được gọi là xây sai phép. Và trong nhiều trường hợp khi xây sai với giấy phép xây dựng sẽ phải tiến hành tháo dỡ vừa gây tốn kém tiền bạc, vừa tốn kém thời gian công sức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu công trình xây sai phép đáp ứng đủ 5 điều kiện dưới đây sẽ không bị tháo dỡ. Đó là công trình xây dựng nào người dân nên biết tránh thiệt thòi.

7 điều kiện nhà xây sai phép không bị tháo dỡ

Theo khoản 1 Điều 84 Nghị định 16/2022, kể từ ngày 28-1, hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng; xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; xây dựng sai thiết kế được phê duyệt, sai quy hoạch xây dựng được phê duyệt hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì sẽ không bị tháo dỡ (chỉ phạt vi phạm hành chính và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp) nếu đáp ứng đủ sáu điều kiện sau:

nha du 7 dieu kien nay xay dung sai phep khong bi thao do

– Hành vi vi phạm xảy ra từ ngày 04/01/2008 và đã kết thúc trước ngày 15/01/2018 nhưng sau ngày 15/01/2018 mới được người có thẩm quyền phát hiện hoặc đã được phát hiện trước ngày 15/01/2018 và đã có một trong các văn bản sau đây:

- Biên bản vi phạm hành chính; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

– Không vi phạm chỉ giới xây dựng.

– Không ảnh hưởng các công trình lân cận.

– Không có tranh chấp.

– Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp.

– Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Riêng đối với trường hợp không đáp ứng được điều kiện “Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt” thì với hành vi vi phạm được người có thẩm quyền phát hiện trước ngày 15-1-2018 đã lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp nhưng đến ngày 15-1-2018 cá nhân, tổ chức vi phạm vẫn chưa thực hiện việc nộp phạt (nếu có) và nộp số lợi bất hợp pháp thì người có thẩm quyền xử phạt ban hành quyết định buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm thay thế biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

tu nay nha xay trai phep nhung co du 7 dieu kien nay khong bi thao do

Các bước để nhà được phép tồn tại khi xây sai phép

Căn cứ khoản 5 Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, khi có đủ điều kiện thì công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ muốn được phép tồn tại (được cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép hoặc điều chỉnh thiết kế) phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân vi phạm hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính và số lợi bất hợp pháp.

Bước 2: Kiểm định chất lượng công trình.

Kiểm định chất lượng công trình để cơ quan có thẩm quyền có ý kiến xác nhận về Quy hoạch – Kiến trúc, cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng.

Bước 3: Cơ quan nhà nước có ý kiến xác nhận.

Bước 4: Xin cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép hoặc điều chỉnh thiết kế tùy từng lỗi vi phạm.

Lưu ý: Ngoài những giấy tờ theo quy định, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng còn phải bổ sung thêm giấy tờ chứng minh đã hoàn thành nộp phạt và số lợi bất hợp pháp theo quy định (nếu có).

Lưu ý, đối với trường hợp vi phạm sau ngày 15-1-2018, nếu nhà ở đủ điều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng mà đang thi công thì xử lý thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với nhà ở riêng lẻ), chủ nhà phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh và có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh.

Bước 5: Xem xét, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng.

Sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm hoàn thành các thủ tục nêu trên thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng theo quy định. Hết thời hạn nếu trên mà chủ nhà không xuất trình được giấy tờ nêu trên thì sẽ phải tự phá dỡ công trình.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link