Cơ sở của đề xuất này là thanh khoản NH tiếp tục duy trì ổn định và mặt bằng LS có xu hướng giảm theo sát diễn biến của lạm phát mặc dù vẫn chưa như mong đợi của các DN." />

UB Giám sát tài chính: Hạ lãi suất cho vay xuống 10%

( PHUNUTODAY ) - align: justify;">Cơ sở của đề xuất này là thanh khoản NH tiếp tục duy trì ổn định và mặt bằng LS có xu hướng giảm theo sát diễn biến của lạm phát mặc dù vẫn chưa như mong đợi của các DN.

(Đời sống) - Sau khi Ngân hàng Nhà nước đã giảm trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 12 tháng từ 8%/năm xuống 7,5%/năm để có thể giảm LS cho vay, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia khuyến cáo cần đưa LS cho vay về mức 10%/năm.

[links()]
Đồng thời đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu, chủ động đưa ra các gói hỗ trợ LS để hỗ trợ khu vực xây dựng và thị trường bất động sản. 
 
Lãi suất cho vay hiện đang ở mức 10 - 12% là quá cao - Ảnh: TNO
Lãi suất cho vay hiện đang ở mức 10 - 12% là quá cao - Ảnh: TNO
 
Theo Thanh Niên, Ủy ban này đề xuất mức LS huy động giảm về 7%/năm và LS cho vay 10%/năm. Cơ sở của đề xuất này là thanh khoản NH tiếp tục duy trì ổn định và mặt bằng LS có xu hướng giảm theo sát diễn biến của lạm phát mặc dù vẫn chưa như mong đợi của các DN. 
 
Tuy nhiên, vốn tín dụng vào khu vực sản xuất vẫn chưa có nhiều cải thiện so với cuối năm ngoái phản ánh khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Biểu hiện là tính đến ngày 21/3, tín dụng trên toàn hệ thống chỉ tăng 0,03% trong khi huy động tăng 3,86% so với cuối năm 2012. 
 
“Tăng trưởng GDP quý 1/2013 cao hơn cùng kỳ năm trước và lạm phát quý 1/2013 cũng ở mức thấp sẽ là điều kiện để tạo dư địa cho việc giảm LS huy động xuống 7%/năm, LS cho vay xuống 10%/năm”, ủy ban này nhận định.
 
TS Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị doanh nghiệp Trường đại học Ngân hàng TP.HCM - cho rằng: “Nếu muốn LS cho vay về mức 10%/năm thì LS huy động phải về 6%/năm. Tuy nhiên việc giảm LS đợt này mang tính ngắn hạn, trong trường hợp lạm phát tăng thì LS có tăng hay không. 
 
Trước đây, giảm LS tạo ra một sự hào hứng mới cho thị trường nhưng lần này LS không còn là vấn đề mặn nồng đối với DN mà chỉ là nơi hỗ trợ DN trong hoạt động kinh doanh. Vấn đề của DN hiện nay là vay để làm gì trong khi sức mua kém, hàng tồn kho cao”.
 
Trước đó, theo thông báo của NHNH VN, từ ngày 26/3, trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm từ 8% một năm còn 7,5% một năm.
 
Lãi suất các kỳ hạn từ 12 tháng vẫn tiếp tục theo cơ chế thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
 
Cơ quan quản lý cũng giảm 1% đối với một vài lãi suất điều hành khác như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 9% xuống 8% một năm trong khi lãi suất tái chiết khấu giảm từ 7% xuống 6% một năm.
 
Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ còn 9% một năm.
 
Ngày 28/3, NHNN khẳng định các động thái giảm mặt bằng lãi suất thời gian qua của Ngân hàng Nhà nước đã có tác động tích cực, củng cố niềm tin của các doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, lãi suất cho vay không thể giảm nhanh như mong đợi, mà phải có độ trễ nhất định do tăng trưởng tín dụng quá nóng trong thập kỷ qua với phần lớn lượng vốn được chuyển vào thị trường bất động sản, cả lãi suất và lạm phát cùng song hành đi lên.
 
Theo NHNN, mặc dù hệ thống ngân hàng có tác động rất lớn đến nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng, nhưng lãi suất cho vay rất khó giảm tương ứng với lãi suất huy động do nhiều khoản nợ cũ với lãi suất cao vẫn chưa được xử lý. Điều này đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng thời của các cơ quan quản lý, nhất là Chính phủ.
 
Trước thông tin các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất huy động xuống còn 7,5%/năm để thúc đẩy tín dụng, song thực tế các doanh nghiệp lại không vui gì bởi việc tiếp cận nguồn vôn vẫn khó khăn và chưa nhìn thấy cơ hội giảm lãi vay.
 
TS Lê Đăng Doanh cho biết trên Đất Việt, hiện nay các ngân hàng thương mại rất cần cho vay vì đang ứ đọng vốn. Song vấn đề là giữa ngân hàng và doanh nghiệp đang mất niềm tin. Doanh nghiệp không tin ngân hàng và ngược lại.
 
“Vấn đề nợ xấu còn tồn đọng, hàng tồn kho chưa giải quyết… chừng nào còn những việc này thì việc giảm lãi suất huy động chỉ là một biện pháp có tính chất tiềm năng chứ không phải là biện pháp có thể dẫn đến cải thiện ngay được lãi suất cho vay. Muốn làm được điều này phải giải quyết đồng bộ nhiều biện pháp khác nữa”, TS Doanh nói.
 
Do mất niềm tin nên ngay cả khi doanh nghiệp mang theo tài sản để thế chấp may ra được ngân hàng cho vay được khoảng 30-40% tài sản đó. Chỉ có doanh nghiệp được tín nhiệm lắm mới được cho vay đến 50%, dù rằng ngân hàng rất muốn cho doanh nghiệp vay.
 
PV. (Tổng hợp)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn