…." />

Vã mồ hôi ép bé học hè

07:31, Thứ tư 08/06/2011

( PHUNUTODAY ) - weight: bold;">….

[links()]

Câu trả lời của chị Lan vô tình đã khiến cho Hà Anh cảm thấy rất tủi thân, cho rằng mẹ không hiểu cô bé. Ăn xong, cô bé mặt buồn thiu đi thẳng lên phòng, ngồi vào bàn, và không dám chống “lệnh” của mẹ.

Chỉ còn mấy ngày nữa là bế giảng năm học cuối ở bậc tiểu học, nhưng cô bé Hà Anh vẫn chưa được mẹ cho nghỉ học thêm ở các trung tâm. Lịch học của cô bé được mẹ sắp xếp đều đặn gần như kín mít các thứ trong tuần. Ngoài giờ học chính trên lớp, mẹ Hà Anh còn tìm thêm lớp học toán vào các tối hai – năm – bảy, học thêm tiếng việt vào thứ ba – chủ nhật, chưa kể học thêm tiếng anh, và lớp học múa đã học từ trước.
 
Lý do được mẹ Hà Anh đưa ra là: “Sang năm Hà Anh chuyển sang trường Nguyễn Du, tuy xa nhà nhưng điều kiện học tập tốt, do trái tuyến nhưng bố mẹ có “mối quan hệ” nên chỉ xin cho con vào trường mà không xin được vào lớp chuyên. Nên nhiệm vụ của con là chỉ là ôn luyện chi tốt để thi vào lớp chọn toán”.
Mô tả ảnh.
Nhiều bậc phụ huynh quan niệm hè đến không phải là thời gian nghỉ ngơi của học sinh, nhất là đối với các cô cậu sỹ tử chuẩn bị vượt vũ môn lên cấp 2. (Ảnh mang tính chất minh họa)

Lệnh mẹ đã ban, Hà Anh không có quyền làm trái. Mỗi ngày đều đặn đi học chính – học thêm. Nhìn cô con gái không có thời gian nghỉ ngơi, chơi đùa, chị Lan – mẹ Hà Anh cũng xót lắm. Chị chia sẻ: “Không ép con thì không  được, sang bên trường mới không theo kịp được bạn bè thì con khổ 1, cha mẹ khổ 10.”

Đã từ lâu trong quan niệm của nhiều bậc phụ huynh hè đến không phải là thời gian nghỉ ngơi của học sinh, nhất là đối với các cô cậu sỹ tử chuẩn bị vượt vũ môn lên cấp 2. Cha mẹ căng thẳng trong việc chạy lớp, chạy trường,  tìm kiếm thầy cô giỏi cho con ôn luyện. Con cái cũng vắt chân lên cổ chay đua từng giờ học, nhồi nhét kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi.

Khi được hỏi hè này học thêm ở đâu, Thanh Hằng – học lớp 5A trường Trần Quốc Toản thật thà: “Mẹ cháu đã hỏi lớp học thêm 3 môn chính để thi vượt cấp là văn, toán, anh cho cháu. Vì chuẩn bị học nên cháu cũng chưa biết là sẽ học vào những ngày nào cả, vì mẹ cháu bảo, con chỉ có việc học, còn việc học với ai là mẹ lo.”

Không hiếm gặp hình ảnh những ông bố, bà mẹ chờ đón con ngoài cổng trường, trên tay cầm chiếc bánh mì, hộp sữa tươi. Đợi con tan học là cho ăn tạm để còn kịp giờ “chạy sô” lên các trung tâm luyện thi.

Gặp Nguyễn Ngọc Anh – lớp 5K trường Tiểu học Cát Linh hớt hải chạy từ trong sân trường ra. Trán còn lấm tấm mồ hôi, em kể: “Em mới học ở trung tâm luyện thi được 2 buổi thôi, như thế là muộn đấy ạ. Như bạn em đi học ôn từ trong năm, vừa ôn luyện ở trường xong, phải đến nhà thầy học thêm Toán, về nhà ăn vội bát cơm để bố chở đến nhà cô học Tiếng Việt. Một ngày của bạn ý kết thúc lúc 11h khuya, lúc đó, bạn ý đã quá mệt không còn thời gian xem lại bài, nên ngả ngay xuống giường ngủ.”

Phần lớn khi hỏi các bậc phụ huynh khi sắp xếp lịch học “khủng” như thế đối với con cái, họ nói rằng: muốn con có điều kiện học tốt ở trường chuẩn để có tương lai sau này hoặc là không có thời gian chăm sóc con nên cho con đi học thêm như là gởi con cho thầy cô giáo.

Cũng không ít các ông bố, bà mẹ có tâm lý những gì họ không làm được, không được học thì họ sẽ đặt hết kì vọng lên vai con mình. Ngoài việc tìm mọi cách để chạy cho con vào những trường điểm, lớp chọn thì việc đặt cho con những gánh nặng thi cử học tập cũng được các bậc phụ huynh áp dụng triệt để.

Trung Anh – lớp 5K trường tiểu học Cát Linh có cặp kính cận dày cộp, kể: “Bố mẹ ép em thi vào trường Chuyên môn Toán nhưng em không có năng khiếu môn này, em chỉ muốn học ở trường bình thường thôi. Nhưng vì bố mẹ, em phải ôn luyện ở trường, học thêm ở nhà thầy cô giỏi”

Trao đổi với Pv, Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Kim Quý phân tích: “Kì vọng của bố mẹ đối với con cái thì không ai phản bác, ai cũng mong con khôn lớn, thành người, nhưng cũng không phải chỉ có con đường là học trường điểm, lớp chọn thì mới có điều kiện học tập tốt. Bằng chứng là trong nhiều năm trở lại đây tỉ lệ đỗ đại học cao không phải là ở học sinh thành phố, mà là ở nông thôn. Thực tế chứng minh là không phải đến trường điểm thì mới thành công. Ở nông thôn các em đâu có học trường điểm, nhưng họ vẫn đỗ cao, trong khi đó ở Hà Nội cha mẹ dốc lòng vào cho đi học đủ mọi thứ nhưng tỉ lệ đỗ lại thấp, thực tế chứng minh là ko phải đến trường điểm thì mới thành công”.

Ngoài ra, Tiến sĩ cũng đưa ra lời khuyên: “Các bậc phụ huynh không nên gây sức ép cho con, để con mình quá căng thẳng vì chuyện học, chỉ cần học chắc, nắm kiến thức cơ bản thì việc học đại học không có gì là khó khăn. Cha mẹ nên gần gũi với con cái, tôn trọng ý kiến của trẻ, phân tích cho trẻ hiểu cái nào đúng, cái nào sai. Người lớn hãy là một người bạn tin cậy củ con cái.”

Mùa hè của học sinh đang dần mất đi bản chất thu vị của nó bởi những tiêu chuẩn gắt gao thật không đáng có. Việc người lớn luôn dạy con cái của họ rằng cần phải tôn trọng ý kiến của người khác, nhưng liệu người lớn đã tôn trọng ý kiến của con trẻ theo đúng nghĩa hay chưa? Người lớn có phải đang dần đánh cắp đi tuổi thơ, một mùa hè đáng có của con trẻ? Đó là một câu hỏi cần được suy nghĩ và trả lời một cách nghiêm túc.
  • Minh Nhật – Tuyên Thành
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc