Vào nhà máy sản xuất tàu ngầm Kilo cho Việt Nam

( PHUNUTODAY ) - Nhà máy đóng tàu Admiralty vừa chính thức hạ thủy một tàu ngầm lớp Kilo Project 636 chạy bằng điện và động cơ diesel đóng mới cho Việt Nam. Đây là chiếc tàu ngầm đầu tiên trong lô hàng 6 chiếc mà Việt Nam đã đặt mua.

Nhà máy đóng tàu Admiralty của Nga vừa chính thức hạ thủy một tàu ngầm lớp Kilo Project 636 chạy bằng điện và động cơ diesel đóng mới cho Việt Nam. Đây là chiếc tàu ngầm đầu tiên trong lô hàng 6 chiếc mà Việt Nam đã đặt mua.

Nhà máy Admiralty chuyên về đóng tàu ngầm và tàu nổi chở dầu. Đây là công ty cổ phần nhưng có sự tham gia đặc biệt của Nhà nước Nga.
Nhà máy Admiralty chuyên về đóng tàu ngầm và tàu nổi chở dầu. Đây là công ty cổ phần nhưng có sự tham gia đặc biệt của Nhà nước Nga.

 

Công ty cổ phần nhà máy đóng tàu Admiralty là nhà máy đóng tàu lâu đời nhất ở Nga, nhà máy được thành lập ngày 5/11/1704.
Công ty cổ phần nhà máy đóng tàu Admiralty là nhà máy đóng tàu lâu đời nhất ở Nga, nhà máy được thành lập ngày 5/11/1704.

 

Cuối năm 2009, Nga và Việt Nam đã ký một hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm Project 636 Kilo dùng cả dầu diesel và điện năng, trị giá khoảng 2 tỷ đôla, cho Việt Nam. Admiralty chính là một trong những nhà máy đóng tàu ngầm cho Việt Nam.
Cuối năm 2009, Nga và Việt Nam đã ký một hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm Project 636 Kilo dùng cả dầu diesel và điện năng, trị giá khoảng 2 tỷ đôla, cho Việt Nam. Admiralty chính là một trong những nhà máy đóng tàu ngầm cho Việt Nam.

 

Một nguồn tin từ nhà máy Admiralty cho biết, sau khi hạ thủy vào ngày 28/8, chiếc tàu ngầm đóng cho Việt Nam sẽ chạy thử ngay sau đó. Theo hợp đồng, chiếc tàu ngầm này sẽ được Nga giao cho Việt Nam vào cuối năm nay. Đến năm 2016, toàn bộ 6 chiếc tàu ngầm sẽ được phía Nga chuyển hết cho Việt Nam.
Một nguồn tin từ nhà máy Admiralty cho biết, sau khi hạ thủy vào ngày 28/8, chiếc tàu ngầm đóng cho Việt Nam sẽ chạy thử ngay sau đó. Theo hợp đồng, chiếc tàu ngầm này sẽ được Nga giao cho Việt Nam vào cuối năm nay. Đến năm 2016, toàn bộ 6 chiếc tàu ngầm sẽ được phía Nga chuyển hết cho Việt Nam.

 

Cũng trong tháng 8 này, nhà máy đóng tàu A Admiralty đã ký kết với tập đoàn bảo hiểm SOGAZ một hợp đồng bảo hiểm cho loạt 6 tàu ngầm Project 636 với giá trị bảo hiểm lên tới 2 tỷ đôla. Hợp đồng sẽ kéo dài đến tháng 9/2016 gồm các giai đoạn: đóng mới, hạ thuỷ, thử nghiệm tại nhà máy, thử nghiệm trên biển, vận chuyển và chuyển giao cho khách hàng.
Cũng trong tháng 8 này, nhà máy đóng tàu A Admiralty đã ký kết với tập đoàn bảo hiểm SOGAZ một hợp đồng bảo hiểm cho loạt 6 tàu ngầm Project 636 với giá trị bảo hiểm lên tới 2 tỷ đôla. Hợp đồng sẽ kéo dài đến tháng 9/2016 gồm các giai đoạn: đóng mới, hạ thuỷ, thử nghiệm tại nhà máy, thử nghiệm trên biển, vận chuyển và chuyển giao cho khách hàng.

 

Tàu ngầm lớp Kilo Project 636 có độ choán nước 3.100 tấn, tốc độ tối đa 20 hải lý, lặn sâu 300m, mang theo một thủy thủ đoàn 52 người. Tàu được trang bị các ống phóng ngư lôi 533mm, mìn, tên lửa hành trình SS-N-27.
Tàu ngầm lớp Kilo Project 636 có độ choán nước 3.100 tấn, tốc độ tối đa 20 hải lý, lặn sâu 300m, mang theo một thủy thủ đoàn 52 người. Tàu được trang bị các ống phóng ngư lôi 533mm, mìn, tên lửa hành trình SS-N-27.

 

Các tàu ngầm lớp Kilo thường được NATO mệnh danh là
Các tàu ngầm lớp Kilo thường được NATO mệnh danh là "hố đen" do khả năng "thoát ẩn thoát hiện hiện" của nó và được đánh giá là loại tàu ngầm diesel-điện êm nhất thế giới. Tàu ngầm Kilo được thiết kế với sứ mệnh chống ngầm chống tàu nổi và còn chống cả máy bay bay thấp, đồng thời tàu còn có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.

 

Hồi tháng 8/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, phấn đấu trong 5 - 6 năm tới, Việt Nam sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại với 6 tàu ngầm lớp Kilo 636.
Hồi tháng 8/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, phấn đấu trong 5 - 6 năm tới, Việt Nam sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại với 6 tàu ngầm lớp Kilo 636.

 

Tuy nhiên, Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng khẳng định, mục đích của việc sở hữu loại vũ khí đặc biệt này chỉ là để phòng thủ, tự vệ, bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền đất nước chứ hoàn toàn không có ý định đe dọa, không có ý đồ tấn công xâm lấn bờ cõi các nước xung quanh.
Tuy nhiên, Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng khẳng định, mục đích của việc sở hữu loại vũ khí đặc biệt này chỉ là để phòng thủ, tự vệ, bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền đất nước chứ hoàn toàn không có ý định đe dọa, không có ý đồ tấn công xâm lấn bờ cõi các nước xung quanh.

 

Tháng 4 vừa qua, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng đã đến thăm, động viên các sĩ quan, thủy thủ lực lượng tàu ngầm đi đào tạo nước ngoài tại Trung tâm huấn luyện 125 thuộc Học viện Kỹ thuật quân sự. Đại tướng nhấn mạnh: “Tàu ngầm là loại vũ khí trang bị rất hiện đại, được Quân đội ta sử dụng vào mục đích bảo vệ Tổ quốc - một trong nhiều nội dung của chủ trương hiện đại hóa Quân đội của Đảng và Nhà nước hiện nay

 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn