Đáng học: Người cha tài ba dạy con thành người "hô mưa gọi gió", bản lĩnh hơn người chỉ với 3 từ đơn giản

( PHUNUTODAY ) - Muốn trở thành người tài giỏi, bản lĩnh trước hết cần biết 3 từ này.

Cách người cha tài ba dạy con gái

Nhắc đến Tống Gia Thụ hẳn là ít người biết đến, nhưng nhắc đến 6 người con của ông thì lại không ai thấy lạ lẫm. Mỗi người con của ông đều là bậc kỳ tài ở thế kỷ 20, họ đều có một sức mạnh có thể “hô mưa gọi gió”.

Con gái trưởng Tống Ái Linh sau này kết hôn với Lỗ Tường Hi, một người nắm giữ tài chính của chính phủ Quốc dân đảng của Trung Quốc. Người này rất giỏi về quản lý tài sản và là một bậc phú hào.

Con gái thứ 2 là Tống Khánh Linh kết hôn với quốc phụ Tôn Trung Sơn và trở thành bậc quốc mẫu.

Con gái thứ 3 là Tống Mỹ Linh kết hôn với Tưởng Giới Thạch, quyền thế hiển hách, giúp chồng khai sáng đất nước mới.

Con trai trưởng là Tống Tử Văn, từng làm cựu Bộ trưởng Tài chính, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương, Bộ trưởng Ngoại giao và Viện trưởng hành chính Trung Hoa Dân Quốc.

1n-cha-tai-ba

Con trai thứ 2 là Tống Tử Lương, từng giữ chức tổng giám đốc Ngân hàng Trung Quốc và Trưởng phòng tài chính tỉnh Quảng Đông.

Con trai thứ 3 là Tống Tử An, từng làm Chủ tịch của Tập đoàn Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Hồng Kông. Ông nắm giữ một vị trí then chốt trong chính trị, kinh tế và ngoại giao.

Tống Gia Thụ là một nhà công nghiệp lớn có tài chính hùng hậu. Phần lớn tài sản của ông dùng cho việc giúp đỡ cách mạng của Tôn Trung Sơn. Nguồn lực tài chính của ông trở thành trụ cột cho cách mạng thành công. 

Vậy Tống Gia Thụ đã dạy con như thế nào? Làm sao ông có thể dạy cả 6 đứa con thành bậc ưu tú như vậy? Bạn có muốn biết không?

1. Khoan dung – Ý chí khoan dung như trời và đất

Có lẽ bởi khi Tống Gia Thụ còn trẻ đã phản ứng kịch liệt với sự giáo dục hà khắc của cha, do đó ông chọn cách giáo dục khoan dung, có lúc cảm thấy như là nuông chiều. Lắm lúc ông còn đoán ý của con mà hùa thêm vào, thích cái gì ông cho cái đó, vậy nên đã giúp con ông ý thức được rằng chỉ cần bản thân yêu thích thì sẽ làm được, trời đất rộng lớn ngay dưới chân mình.

Ông quan tâm đến con một cách toàn diện, mong nhìn thấy tài năng của con bộc lộ ra và giúp con phát triển hết mức. Ông thường kể với con về những cuộc phiêu lưu và nói với chúng rằng đối với những người can đảm, không có khó khăn nào trên thế giới này tồn tại và lấy chính mình làm ví dụ sống. Do đó từng người con một đều rất sôi nổi, nghịch ngợm, năng động và sáng tạo. Đạt được điều này là nhờ sự khoan dung của cha và con.

Tống Gia Thụ không chỉ khoan dung với con mà còn bồi dưỡng cho các con tinh thần khoan dung ngay từ khi chúng còn nhỏ.

Có một lần mấy chị em chơi trò “Xe kéo”, Tống Ái Linh đóng vai phu xe, Tống Khánh Linh đóng vai hành khách, còn các em gái em trai vừa chạy vừa đẩy phía sau. Khi mấy chị em đang rất vui mừng thì vì xe lăn bánh quá nhanh, phu xe không ghìm lại được khiến xe đổ và hành khách văng ra ngoài. Phu xe ngây người choáng váng biết mình gây họa, còn hành khách đau đớn khóc lóc làm bộ không có hứng thú.

Sau khi biết chuyện, Tống Gia Thụ nói với Tống Ái Linh: “Trò chơi cũng phải có điểm dừng, phu xe cũng phải biết lượng sức nha. Hành khách bị thương rồi thì phải làm thế nào?” Lúc này Ái Linh ngượng ngùng nở nụ cười xin lỗi.

unnamed-1487691318200

2. Độc lập – dựa vào chính mình

Tống Gia Thụ rất yêu thương các con, tuy nhiên ông lại không coi con như trân châu bảo ngọc mà nâng niu chiều chuộng. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã dạy cho các con tính tự lập.

Tống Gia Thu đã dạy con tập đi: “1,2,3 bước nào, tốt lắm! Té ngã đừng khóc, lại đứng lên đi tiếp nào! Một… Hai… Một… Hai…” Quả nhiên các con ông ngã nhưng không khóc lại đứng lên đi tiếp.

Bạn bè nói rằng ông đã đem con ra làm trò vui đùa. Tống Gia Thụ trả lời: “Bạn sai rồi, đây không phải là vui đùa, đây là bước đi đầu tiên trong hành trình của đời người. Tương lai chúng có bước qua được phong ba bão táp hay không đều là nhờ những bước đi này đó“.

Khi con lớn hơn một chút, Tống Gia Thụ liền gửi con đến trường, để con sống trong ký túc xá, bồi dưỡng năng lực tự lập cho con. Điều này có thể nói Tống Gia Thụ thật có năng lực nhìn xa trông rộng trong giáo dục con cái.

3. Kiên cường – Khó khăn là nền tảng của thành công

Để nuôi dưỡng ý chí kiên cường của trẻ, cha mẹ nên lợi dụng những khung cảnh thiên nhiên để tập luyện cho chúng cách đối diện với những ngăn trở, vượt qua khó khăn. Cách giáo dục này rất thực tế và hiệu quả.

Có một lần Tống Gia Thụ nảy ra ý định, nhân lúc trời mưa, ông đưa con trẻ đến chùa Long Hoa. Ông không cho con thăm quan tháp cổ mà muốn con bỏ ô dù đứng chịu mưa ở trên đỉnh ngọn tháp này.

Tống Gia Thụ lấy tay trỏ vào ngọn tháp nói: “Con xem tòa tháp này, hơn ngàn năm không sợ mưa gió, tại sao lại vậy? Bởi vì nó có một nền móng chắc chắn và bộ khung chặt chẽ. Sau này lớn lên, con muốn có chỗ đứng vững trong xã hội thì cần đặt nền móng ngay từ khi còn nhỏ, rèn luyện sức chịu đựng mưa gió. Bây giờ cha con ta bắt đầu chạy đua 6 vòng quanh chùa nhé“. Tống Gia Thụ khởi đầu chạy, các con chạy phía sau, đôi lúc trơn té ngã nhưng chúng không khuất phục lại đứng lên chạy tiếp.

Muốn thành công, hãy khắc cốt ghi tâm những điều này

1. Đừng mất thời gian với những đối tượng sai lầm

Cuộc sống quá ngắn ngủi, bạn không nên dành thời gian với những người chỉ biết “hút cạn” nguồn hạnh phúc của mình. Nếu ai đó muốn bạn có mặt trong cuộc sống của họ, họ sẽ tự dành ra chỗ cho bạn. Bạn không phải đấu tranh để giành giật lấy một vị trí nào cả.

Đừng bao giờ ép mình vào mối quan hệ với những người coi thường giá trị của bạn. Và hãy nhớ, những người bạn thật sự của bạn không phải là những người ở bên cạnh khi bạn thành công, mà là những người ở bên cạnh khi bạn gặp khó khăn.

2. Đừng chạy trốn các rắc rối của mình

Tuy đây không phải là việc dễ dàng, nhưng bạn hãy đối diện với chúng. Không ai có khả năng xử lý hoàn hảo mọi vấn đề họ gặp phải. Chúng ta cũng không thể ngay lập tức mà giải quyết trọn vẹn một khó khăn.

Chúng ta không sinh ra để làm như vậy. Trên thực tế, chúng ta sinh ra để thất vọng, buồn chán, đau khổ và vấp ngã. Bởi vì đó là toàn bộ mục đích của cuộc sống – đối mặt với vấn đề, học hỏi, thích nghi, và xử lý chúng. Chính điều này đã rèn luyện chúng ta trở thành conngười như chúng ta hiện nay.

3. Đừng nói dối bản thân

Bạn có thể nói dối người khác, nhưng bạn không thể nói dối chính bản thân mình. Cuộc sống của chúng ta chỉ tiến bộ khi chúng ta nắm bắt các cơ hội. Cơ hội đầu tiên cũng là khó khăn nhất mà chúng ta có thể nắm bắt lấy là trung thực với chính mình.

4. Đừng gác lại các nhu cầu của bản thân

Điều đau đớn nhất là vì yêu người khác quá mà đánh mất bản thân mình, và quên mất rằng mình cũng là người đặc biệt. Vâng, hãy giúp đỡ người khác; nhưng bạn cũng phải giúp đỡ chính mình nữa chứ. Nếu có giây phút nào dành cho bạn để theo đuổi đam mê và làm điều gì đó quan trọng với mình, thì giây phút đó chính là ngay lúc này đây.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn