Vì sao cơm mẹ nấu lại ngon dù mẹ không phải đầu bếp giỏi? Bạn có thích ăn cơm mẹ nấu không?

09:36, Thứ tư 11/09/2024

( PHUNUTODAY ) - Những bữa cơm nhà do cha mẹ nấu luôn khiến nhiều người cảm thấy đó là những bữa ăn ngon nhất trên đời dù không có cao lương mĩ vị, cũng không nấu cầu kỳ.

Có nhiều người trở về nhà ăn bữa cơm rau luộc với mẹ nhưng thấy ngon nhất, bát nước chấm chỉ có mắm không tỏi ớt nhưng lại ngon hơn bát nước chấm cầu kỳ khác, món thịt chiên không tẩm ướp nhiều gia vị nhưng lại hấp dẫn vị giác nhất. Một số người nhìn vào mâm cơm gia đình người khác thì tỏ vẻ chê người nấu không có tài năng nấu bếp nhưng không hiểu sao những đứa con lại luôn thấy ngon.

Không phải tất cả nhưng hầu hết chúng ta thấy cơm cha mẹ nấu rất ngon, tất nhiên một vài món ăn khác lạ nhà hàng có thể hấp dẫn hơn nhưng xét về tính lâu dài thì vẫn thích cơm mẹ nấu. Thế nên khi kết hôn, vợ nấu cho ăn có thể rất đảm đang rất ngon nhưng cũng cần có thời gian chuyển đổi để chuyển từ cơm mẹ nấu sang cơm vợ nấu.

Tại sao lại như vậy?

Cơm mẹ nấu luôn quen thuộc

Cơm mẹ nấu luôn quen thuộc

Không phải mẹ nấu giỏi mà mẹ là người tác động lớn tới khẩu vị của chúng ta

Ngay từ bé chúng ta lớn lên bên mẹ, ăn sữa mẹ, ăn món ăn mẹ nấu. Tiếp xúc đầu đời tạo nên khẩu vị của con người, thành thói quen ăn uống. Nếu ngay từ ấu thơ chúng ta ăn nhiều thức ăn ngọt, hay quá mặn thì sau này lớn lên sẽ ăn mặn. Ngay từ ấu thơ chúng ta được cho ăn gì thì sau này cũng sẽ có phần liên quan tới thói quen ăn kiểu đó. Ăn uống do khẩu vị không có công thức chung. Thế nên ngay từ nhỏ ở với mẹ, mẹ nấu cho ăn (nhiều gia đình thì bố hoặc ông bà) nên thức ăn đó trở nên quen thuộc và trở thành khẩu vị của mỗi người. 

Tất nhiên điều đó không có nghĩa khẩu vị là do cha mẹ tạo ra mà vẫn do chính mối con người tạo nên. Ngay từ bé khi ăn dặm cha mẹ thường thử cho ta ăn nhiều thứ, cái gì ta không thích ta sẽ ăn ít, và từ sự tương tác giữa người cho ăn và đứa trẻ chọn sẽ hình thành nên khẩu vị và cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp sẽ hiểu khẩu vị của ta nhất.

Cơm mẹ nấu có cả tình yêu

Cơm mẹ nấu có cả tình yêu

Mẹ nấu ăn không chỉ như đầu bếp

Đầu bếp nấu ăn thường theo công thức chung đảm bảo khẩu vị số đông. Nhưng mẹ nấu sẽ thường theo khẩu vị riêng của gia đình. Hơn nữa cha mẹ quan sát sở thích của chúng ta nấu theo sở thích. Đầu bếp nấu món này món kia nhất định có tỏi chẳng hạn nhưng mẹ nấu cho con có thể sẽ không cho tỏi chỉ vì con sợ tỏi. Mà trong ăn uống thì khẩu vị phù hợp quan trọng hơn tài năng nấu ăn. Nhiều người đi nhà hàng không thể ăn được nhưng về nhà ăn món cơm dân dã lại khen ngon là vì thế. Bởi thế trừ những trường hợp mẹ quá vụng về còn hầu hết nhưng người mẹ nuôi con từ nhỏ đều hiểu khẩu vị của con và phải mẹ nấu con mới thấy đúng kiểu vị đó. Hơn nữa trong nấu ăn, công thức giống nhau nhưng chỉ khác nhau thói quen hạ lửa, dùng lửa đã tạo ra hương vị khác nhau. Thậm chí bạn dùng những chiếc nồi khác nhau sẽ tạo hương vị lệch đi một chút. Thế nên trong căn bếp quen thuộc của mẹ, cách nấu của mẹ mà bạn đã có món ăn yêu thích thì khi đi nơi khác rất khó tìm được hương vị trọn vẹn như thế.

Ăn không chỉ là ăn

Đôi khi món ăn mẹ nấu luôn mang lại cảm giác ngon nhất không chỉ vì món ăn đó mà còn cảm xúc trong đó. Cảm xúc kích thích vị giác. Bởi thế khi ăn cơm cha mẹ nấu không chỉ là ăn cho no mà còn là ăn cảm giác ấm áp yêu thương được quan tâm, cảm giác của tình thân.

Bởi thế nhiều người luôn muốn trở về ăn cơm với cha mẹ và luôn thấy cơm của cha mẹ ngon nhất dù đôi khi nấu chẳng giống số đông, dù đôi thiếu gia vị này gia vị kia.

Và điều này rất liên quan tới việc khi đứa con trưởng thành có bạn gái bạn trai dâu rể. Những người con dâu con rể nếu hiểu điều đó sẽ không xảy ra tình huống chê cơm của mẹ chồng nấu, coi cách nấu đó là rẻ tiền, nấu vụng về. Và nếu hiểu điều này mẹ chồng, gia đình chồng cũng sẽ không ngạc nhiên với cách nấu ăn khác lạ của nàng dâu, từ đó đôi bên sẽ dần tìm đến điểm chung không vì bữa ăn mà xảy ra những rạn nứt.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: An Nhiên