Vì sao người xưa dạy: "'Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang?"

08:00, Chủ nhật 10/11/2024

( PHUNUTODAY ) - Thời xưa, nhiều người truyền tai nhau câu nói: "Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang". Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của câu nói này.

Ý nghĩa của câu nói này là gì?

Câu "Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ" ám chỉ rằng, theo quan niệm dân gian, nếu trời đổ mưa ngay khi đưa tang và nước mưa làm ướt quan tài, đây là điềm báo không may mắn.

Người xưa tin rằng tình huống này sẽ mang lại điều không tốt lành cho gia đình, và cuộc sống của họ sau này có thể gặp nhiều khó khăn, bất trắc.

Câu

Câu "Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ" ám chỉ rằng, theo quan niệm dân gian, nếu trời đổ mưa ngay khi đưa tang và nước mưa làm ướt quan tài, đây là điềm báo không may mắn.

Ngược lại, câu "Mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang" mang hàm ý rằng, nếu trời chỉ đổ mưa sau khi việc mai táng đã hoàn tất, thì đó là dấu hiệu tốt.

Hiện tượng này được xem như sự cảm động của trời đất, là lời chúc phúc từ thiên nhiên, báo hiệu rằng con cháu của người đã khuất sẽ được ông trời phù hộ, gặp nhiều may mắn, phú quý trong tương lai.

Ý nghĩa phía sau câu nói này

Ngày xưa, khi có người qua đời, quan tài thường được giữ lại trong nhà vài ngày trước khi đưa đi chôn cất. Vì vậy, nếu trời đổ mưa trước khi quan tài được an táng, điều này có thể làm gián đoạn tiến trình mai táng.

Theo quan niệm dân gian, hiện tượng này báo hiệu người mất còn lưu luyến cõi trần, không muốn rời xa, nên được coi là dấu hiệu xui xẻo, không may mắn.

Ngày xưa, khi có người qua đời, quan tài thường được giữ lại trong nhà vài ngày trước khi đưa đi chôn cất.

Ngày xưa, khi có người qua đời, quan tài thường được giữ lại trong nhà vài ngày trước khi đưa đi chôn cất.

Một số người cũng tin rằng, nếu trời mưa trước khi chôn cất, điều này thể hiện người đã khuất chưa yên lòng. Việc trì hoãn an táng sẽ khiến họ không được an nghỉ, có thể tác động tiêu cực đến con cháu, gây ra xáo trộn trong gia đình hoặc mâu thuẫn gia đạo.

Đối với người xưa, việc lo toan tang lễ là bổn phận quan trọng, là biểu hiện của lòng hiếu thảo. Sự hiếu kính này không chỉ dừng lại khi cha mẹ còn sống mà còn thể hiện qua việc lo liệu hậu sự chu đáo sau khi họ qua đời.

Những câu tục ngữ như trên, dù không dựa trên cơ sở khoa học, nhưng phản ánh niềm tin và phong tục dân gian, việc tin hay không tùy thuộc vào mỗi người.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Quỳnh Trang