Hiệu ứng Hawthorne: Dành 3 năm học nói, dành cả đời học nghe

12:55, Thứ tư 23/05/2018

( PHUNUTODAY ) - Lắng nghe người khác tưởng như là điều dễ dàng nhưng thật ra lại ít người làm được. Và cũng ít ai biết rằng lắng nghe có tầm quan trọng như thế nào đối với mỗi con người.

 Hiệu ứng Hawthorne

Tại công xưởng Hawthorne nằm ở ngoại ô bang Chicago (Mỹ), công nhân thường xuyên nóng giận bất bình nên ảnh hưởng đến tình hình sản xuất. Một chuyên gia tâm lý được cử đến để trò chuyện với hơn 20.000 công nhân bằng sự nhẫn nại và lắng nghe mọi bất mãn trong công việc của họ. Sau 2 năm thí nghiệm, sản lượng công xưởng đã tăng vượt bậc.

Kết quả cho thấy, con người có nhiều bất ổn của riêng mình, nhưng không phải lúc nào cũng biểu đạt ra được. Sau khi nói và được lắng nghe sẽ khiến tâm trạng dễ chịu và thoải mái hơn.

binh-minh-4

Lắng nghe giúp bạn trở thành người có sức thu hút

Liệu có phải chỉ những người nói tốt mới thu hút? Sự thật là lắng nghe còn giúp bạn ghi điểm nhiều hơn trong mắt người khác.

Bản chất của giao tiếp hiệu quả nằm ở lắng nghe chứ không phải cách nói chuyện. Khi tìm đến ai đó tâm sự, nghĩa là chúng ta tìm kiếm là một đôi tai tích cực và một trái tim biết cảm thông. Nếu gặp phải người thích cho lời khuyên, giảng đạo lý, buổi chia sẻ có thể biến thành tranh luận căng thẳng.

Lắng nghe khiến bạn thông minh hơn

Để trở nên thông minh hơn, chúng ta cần liên tục bổ sung kiến thức và vốn hiểu biết cho bản thân. Không cách nào tiếp thu tri thức tốt bằng cách lắng nghe.

Lắng nghe để sống tỉnh táo

Chúng ta thường lắng nghe âm thanh bên ngoài thay vì lắng nghe tâm hồn của chính mình. Hầu hết ai cũng thích nghe lời hay, được tung hô, khen ngợi. Tuy nhiên, chính lời ngay thẳng “sự thật mất lòng”, những lời chê chân thành góp ý mới khiến chúng ta cải thiện bản thân.

Học lắng nghe để không vì lời êm tai mà sinh ảo tưởng, nhận biết người chân thật và giả dối, biết cúi đầu học hỏi điều hay, tránh được cạm bẫy trong xã hội. Cuộc sống càng hiện đại, càng nhiều âm thanh hỗn độn, ồn ã, thì con người càng cần lắng nghe tốt để tỉnh thức.

Những người có kỹ năng lắng nghe tốt và kém

Đâu là những đặc điểm của một người biết lắng nghe và người không biết lắng nghe? Một nghiên cứu trên 900 sinh viên và học viên quân sự từ 17 đến 70 tuổi những năm cuối thập niên 90 cho thấy những đặc điểm của người có khả năng lắng nghe tốt và kém, được liệt kê sau đây (theo thứ tự của tầm quan trọng).

tour-chup-binh-minh-san-suong-may-o-da-lat-11

Người biết lắng nghe

  • Sử dụng giao tiếp bằng mắt hợp lý.
  • Chú ý đến những biểu hiện bằng lời và không lời của người nói.
  • Kiên nhẫn và không ngắt lời người nói (chờ cho đến khi người nói dứt lời).  
  • Có sự phản hồi, thông qua biểu hiện bằng lời và không lời.
  • Đặt câu hỏi bằng giọng điệu không mang tính đe dọa.
  • Tóm tắt hoặc diễn đạt lại ý của người nói.
  • Cung cấp những thông tin phản hồi mang tính xây dựng.
  • Có sự đồng cảm (hiểu được ý của người nói).
  • Thể hiện sự thích thú đối với người nói bằng cảm xúc chân thật
  • Thể hiện thái độ quan tâm và sẵn lòng lắng nghe.
  • Không chỉ trích, mà cũng không nhận xét gì.  
  • Cởi mở.
  • Lắng nghe hiệu quả
  • Để lắng nghe một cách thành công, bạn cũng cần phải tin rằng lắng nghe cũng là một thế mạnh. Do xã hội của chúng ta quá chú trọng vào kỹ năng nói khi kết bạn và tác động lên người khác, người biết lắng nghe có thể lẳng lặng tác động ngược lại một cách mạnh mẽ. Bạn cũng nên nhớ rằng người nói có ít quyền lực nếu không có người nghe. Người nói chia sẻ sự khôn ngoan và cố sức thuyết phục nhưng người nghe thì biến những gì họ nghe thấy trở nên có ý nghĩa – họ đưa ra quyết định hành động cuối cùng dựa trên những gì họ nghe được.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc